Xử lý nợ khó đòi- Giúp mình với

  • Thread starter konika_bmt
  • Ngày gửi
K

konika_bmt

Guest
11/5/06
15
0
0
tphcm
Công ty X mua hàng của công ty mình trong năm 2005. Cuối năm Công ty X đổi chủ nên công nợ của Công ty mình không thu hồi được( Số tiền: 80.000.000)
Đến nay,2 bên thỏa thuận với nhau, công nợ được giảm xuống còn 40.000.000
Vì vậy ngày 2/4/2007 công ty mình thu tiền mặt 40.000.000.
Mình hạch toán nghiệp vụ này như sau:
N642: 40.000.000
N1111: 40.000.000
C131: 80.000.000
Đồng thời ghi N004: 80.000.000
Như vậy có Đúng k?
Mọi người giúp e với
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
MPI of VN

MPI of VN

Trung cấp
12/3/07
145
0
0
Hanoi
Theo mình thì khoản tổn thất 40tr xử lý vào quỹ dự phòng tài chính.
 
C

conan77

Trung cấp
4/5/05
91
1
8
47
VN
www.d32tckt.com
Thứ nhất: Nợ từ 2005 đến nay thì chưa được coi là nợ khó đòi, mà bên bạn cũng chưa ghi tổn thất xác định đây là nợ khó đòi nên không theo dõi qua tài khoản 004.

Thứ hai, nếu bạn không lập quỹ dự phòng tài chính thì bạn đưa qua 642 cũng được. Nhưng lưu ý rằng, khoản chi này có thể bị bóc khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi thanh tra thuế để xác định lại thuế TNDN đấy.
 
T

thanhhoa_tgth

Guest
9/5/07
37
0
0
36
thanh hoa
theo tôi bài làm của ban ko đúng bởi vì nợ ở năm 2005 là nợ khó đòi nên bạn ko nên đưa vaotk004 làm gì cả
khi lập quỹ dự phòng tài chính ban đưa vào tk 642 la đúng song khi thanh tra thuế tndn thi no ko còn có o dn nữa
 
Sửa lần cuối:
T

thanhhoa_tgth

Guest
9/5/07
37
0
0
36
thanh hoa
theo tôi ban ko nên đưa vào tk004 khi ma đó la nợ khó đòi vi khoản 40tr la năm 2005 khi lập quỹ dự phòng tài chính bạn đưa vào 642 la đúng song khi thanh tra thuế kiểm tra thì phần 40tr ko co chăn chắn tồn tại đâu
 
thong_xanh2003

thong_xanh2003

Cao cấp
11/6/07
226
1
18
51
Nam Dinh
Đây chưa thể xác định là nợ khó đòi vì thời gian nợ chưa đủ từ 02 năm trở lên,theo quan điểm của tôi bạn nên ghi N-TK111;C-TK131:40.000.000đ. Số 40.000.000 đ còn lại bạn cứ để số dư ở TK - 131, chờ đến khi thời gian nợ đủ để xếp vào nợ khó đòi bạn sẽ đưa vào TK-004 cũng được chứ sao.
 
DHH

DHH

Cao cấp
23/11/06
359
0
16
ha noi
bạn nói "khoản chi này có thể bị bóc khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi thanh tra thuế để xác định lại thuế TNDN đấy", tớ kg hiểu tại sao khoản chi 40 triệu đồng còn lại lại bị tách ra khỏi cp hợp lệ.
 
thong_xanh2003

thong_xanh2003

Cao cấp
11/6/07
226
1
18
51
Nam Dinh
Tôi không hiểu ý bạn DHH là thế nào .
 
lequanghuy

lequanghuy

Giang hồ lãng tử
8/4/05
1,107
9
38
Hải Phòng
Công Nợ đúng ra là 80 triệu nhưng vì lý do nào đó hai bên đã thỏa thuận với nhau là công nợ chỉ còn 40 triệu ( bên mua thanh toán cho bên bán 40 triệu là xong nợ luôn ) như vậy ở đây về bản chất chúng ta đều nhận thấy khi bên bán nhận được đủ 40 triệu thì coi như khoản nợ hai bên là xong ( theo thỏa thuận của hai bên ). Vậy tiền Nợ thực tế coi như xong nhưng tiền Nợ trên sổ sách kế toán lại là cả một vấn đề.
Điều khẳng định ngay là khoản nợ chưa trả 40 triệu kia không được đưa vào chi phí hợp lý vì không có lý gì nhà nước lại chịu 28% cho khoản này vì việc bên bán không thu nợ đủ 80 triệu là việc của bên bán.
Thứ hai là công nợ phải được xử lý sao cho hợp lý chứ không thể đem thỏa thuận "chợ búa" đời thường để coi như xong được. Khoản đã thu 40 triệu bạn sẽ hạch toán giảm nợ cho người mua là 40 triệu ( vì đã thu được bằng tiền mặt ) còn khoản nợ 40 triệu còn lại phải để treo trên TK 131. Không nên xử lý khoản này vào ngay chi phí này hay chi phí khác (như thế sẽ không đúng ).Để đến khi khoản này đủ điều kiện là khoản nợ khó đòi , không thể đòi được , xử lý xóa sổ kế toán thì mới xử lý theo luật kế toán. Hạch toán khoản này vào chi phí khác. Tuy nhiên khi tính thuế thu nhập DN ( theo luật thuế TNDN ) khoản này cũng không được tính vào chi phí hợp lý. ( Nếu DN không có lập dự phòng cho khoản này thì phải lấy lợi nhuận sau thuế ra bù đắp cho khoản rủi ro này )
 
trinhan

trinhan

Guest
13/10/06
272
1
0
tp.hcm
Công ty X mua hàng của công ty mình trong năm 2005. Cuối năm Công ty X đổi chủ nên công nợ của Công ty mình không thu hồi được( Số tiền: 80.000.000)
Đến nay,2 bên thỏa thuận với nhau, công nợ được giảm xuống còn 40.000.000
Vì vậy ngày 2/4/2007 công ty mình thu tiền mặt 40.000.000.
Mình hạch toán nghiệp vụ này như sau:
N642: 40.000.000
N1111: 40.000.000
C131: 80.000.000
Đồng thời ghi N004: 80.000.000
Như vậy có Đúng k?
Mọi người giúp e với


- Theo mình do Công ty X đổi chủ nên Công nợ của bạn coi như không thu hồi được và bạn hạch toán vào khoản nợ khó đòi và tính vào chi phí khác (khi đầy đủ điều kiện).Khoản tiền 40 triệu do bạn thỏa thuận với công ty mới được tính vào thu nhập khác của Công ty bạn.
 
trinhan

trinhan

Guest
13/10/06
272
1
0
tp.hcm
Công ty X mua hàng của công ty mình trong năm 2005. Cuối năm Công ty X đổi chủ nên công nợ của Công ty mình không thu hồi được( Số tiền: 80.000.000)
Đến nay,2 bên thỏa thuận với nhau, công nợ được giảm xuống còn 40.000.000
Vì vậy ngày 2/4/2007 công ty mình thu tiền mặt 40.000.000.
Mình hạch toán nghiệp vụ này như sau:
N642: 40.000.000
N1111: 40.000.000
C131: 80.000.000
Đồng thời ghi N004: 80.000.000
Như vậy có Đúng k?
Mọi người giúp e với


- Theo mình do Công ty X đổi chủ nên Công nợ của bạn coi như không thu hồi được và bạn hạch toán vào khoản nợ khó đòi và tính vào chi phí khác (khi đầy đủ điều kiện).Khoản tiền 40 triệu do bạn thỏa thuận với công ty mới được tính vào thu nhập khác của Công ty bạn.
 
MPI of VN

MPI of VN

Trung cấp
12/3/07
145
0
0
Hanoi
- Theo mình do Công ty X đổi chủ nên Công nợ của bạn coi như không thu hồi được và bạn hạch toán vào khoản nợ khó đòi và tính vào chi phí khác (khi đầy đủ điều kiện).Khoản tiền 40 triệu do bạn thỏa thuận với công ty mới được tính vào thu nhập khác của Công ty bạn.

Theo mình Cty mới có nghĩa vụ kế thừa các khoản nợ của Cty cũ. Không thể hạch toán như bạn Trinhan được.
 
trinhan

trinhan

Guest
13/10/06
272
1
0
tp.hcm
Theo mình Cty mới có nghĩa vụ kế thừa các khoản nợ của Cty cũ. Không thể hạch toán như bạn Trinhan được.

- Việc kế thừa là nguyên tắc, Trên rên thực tế có những khoản nợ không đòi được mặc dù khách hàng còn sờ sờ ra đó. Vì thế theo mình bạn cứ xem như một khoản nợ khó đòi và bạn đã xử lý xong khoản nợ đó. Hiện tại chủ nợ và Công ty bạn thống nhất phần trả nợ trê thì lúc đó coi như 1 thu nhập. điều này sẽ xử lý dứt điểm nhiều vấn đề có liên quan. Tuy nhiên bạn phải làm lại hồ sơ cho phù hợp.

- Nếu xử lý như cách của bạn thì chắc chắn thuế sẽ không chịu, vì mình đễ gặp TH này rồi.
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Em lắm sẹo nên xin giải quyết như thế này :
Nợ thì chắc chắn không đòi được nưa roài, đòi được một ít là may roài.
nhưng mà để đưa vào nợ khó đòi rồi tính vào chi phí thì quả là một bài toán cực kỳ phức tạp bởi hồ sơ tài liệu rồi chứng minh chứng cò rất mệt.
Tốt nhất là nói với giám đốc của bạn, hạch toán vào chi phí bình thường, nhưng khi tính thuế TNDN thì loại nó ra hay nói cách khác là dùng lợi nhuận sau thuế để "sử" lý nó
He he thêm 28% tiếc gì con lợn con
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
- Việc kế thừa là nguyên tắc, Trên rên thực tế có những khoản nợ không đòi được mặc dù khách hàng còn sờ sờ ra đó. Vì thế theo mình bạn cứ xem như một khoản nợ khó đòi và bạn đã xử lý xong khoản nợ đó. Hiện tại chủ nợ và Công ty bạn thống nhất phần trả nợ trê thì lúc đó coi như 1 thu nhập. điều này sẽ xử lý dứt điểm nhiều vấn đề có liên quan. Tuy nhiên bạn phải làm lại hồ sơ cho phù hợp.

- Nếu xử lý như cách của bạn thì chắc chắn thuế sẽ không chịu, vì mình đễ gặp TH này rồi.

Quá hoành tá tràng, à quên hoành tráng. He he Nếu mà được như thế này thì hồi em làm kế toán xây dựng em phải cho hết cái bọn 131 vào nợ khó đòi, hehe, đỡ phai gào, phải xin phải "đút nót".
Hic, nhưng mấy ông làm luật lại quy định rất chặt chẽ về nợ khó đòi đó pác ơi, khổ thân mẹ dĩ nhà em roài
 
M

mykey

Trung cấp
17/12/06
70
1
8
Hà Nội
Công ty em cũng có 1 khoản nợ từ đầu 2006, cũng chỉ khoảng 2 triệu thôi nhưng không đòi được. Em định xếp nó vào nợ khó đòi và xử lý vào chi phí. Nhưng đọc bài trả lời của các anh chị thì thấy thủ tục giải quyết nợ khó đòi rất chặt chẽ mà em hổng biết. Gã sẹo ơi hướng dẫn cho em với, phải làm những thủ tục gì vậy. Cảm ơn anh.
 
thong_xanh2003

thong_xanh2003

Cao cấp
11/6/07
226
1
18
51
Nam Dinh
Tôi rất ủng hộ phương án xủ lý của bác lequanghuy, theo tôi đây là phương án tối ưu nhất.
 
P

phunglam

Trung cấp
Đã có Luật Kế toán rồi mà các bạn cứ nghĩ giản đơn thế. Phải chịu khó thôi.Đầu tiên để được chấp nhận là nợ khó đòi thì căn cứ vào HĐKT có ghi thời hạn TT rồi xếp vào nợ phải thu quá hạn. Hoặc chưa đến thời hạn TT nhưng Cty đó phá sản, giải thể hoặc bỏ trốn.... Thông thường thì trên 2 năm, các bạn trích dự phòng
N642
C139
Sau đó, khoảng 1 năm nữa hay xác định được Cty đó phá sản hay không thể đòi được vì giải thể, bỏ trốn ...
Cty chấp nhận xóa nợ thì
N139
C131
Đồng thời ghi đơn
N004 (dù đã xóa nợ nhưng vẫn phải theo dõi)
Nếu sau nay thu duoc
N111,112
C711
Đồng thời ghi đơn
C004
Trường hợp của bạn, hai đối tượng công nợ khác nhau tuyệt đối không thể hạch toán như thế. Nhưng sao bạn đã tính giãm nợ 40tr mà vẫn còn ghi N004 là 80tr ?
 
G

Gã Sẹo

Cao cấp
16/7/07
319
4
18
63
Hà nội
Công ty em cũng có 1 khoản nợ từ đầu 2006, cũng chỉ khoảng 2 triệu thôi nhưng không đòi được. Em định xếp nó vào nợ khó đòi và xử lý vào chi phí. Nhưng đọc bài trả lời của các anh chị thì thấy thủ tục giải quyết nợ khó đòi rất chặt chẽ mà em hổng biết. Gã sẹo ơi hướng dẫn cho em với, phải làm những thủ tục gì vậy. Cảm ơn anh.

Đầu tiên bạn hỏi xếp của bạn xem có đồng ý xóa khoản này đi không?. Nếu xếp đồng ý thì bạn làm cái phiếu thu là xong. (Chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ, không quan tâm đến quỹ tiền mặt - nói thế chắc anh em hiểu).

Còn nếu xếp không đồng ý thì bạn phát công văn nhiều nhiều lần vào đòi tiền thằng kia, chứng minh là thằng kia mất tích hoặc không có khả năng chi trả như phá sản, giải thể.... phức tạp lắm nên khuyên nên thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA