Con đường ngắn nhất trở thành kế toán viên chuyên nghiệp

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 23/08/2016 - 7785 lượt xem.

Điều 163, Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 quy định “Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty”. Việc hiểu thế nào là một kế toán viên chuyên nghiệp hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận do chưa có định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Điều 164 cũng quy định “Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên”. Trong khi, Luật Kế toán sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2017 chỉ định nghĩa “Kế toán viên hành nghề là người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của Luật này”. Thuật ngữ “Kế toán viên hành nghề” trong Luật Kế toán chỉ những người hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán có chứng nhận đăng ký hành nghề theo luật thay vì định nghĩa thế nào là một “Kế toán viên chuyên nghiệp”.

Chúng tôi có một số trao đổi liên quan đến vấn đề này với ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam.

Thưa ông, chúng ta có thể hiểu thế nào là một “Kế toán viên chuyên nghiệp”?

Tại các quốc gia phát triển, ví dụ như Australia, kế toán viên chuyên nghiệp được hiểu là những người hành nghề kế toán được chứng nhận (Certified) bởi một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp. Hay chúng ta thường quen thuộc với tên gọi “Kế toán viên công chứng” (Certified Public Accountant hoặc Chartered Accountant).

Kế toán viên chuyên nghiệp phải trải qua các kỳ thi sát hạch để trở thành hội viên của các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp về kế toán, tức là có chứng chỉ chuyên nghiệp về kế toán.

Ông có thể nói rõ hơn về chứng chỉ nghề nghiệp và các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp về kế toán?

Ở Việt Nam, hiện tại có 02 chứng chỉ được coi là chứng chỉ nghề nghiệp chuyên nghiệp được pháp luật thừa nhận là Chứng chỉ Kiểm toán viên hành nghề (CPA) và Chứng chỉ Kế toán viên hành nghề (APC). Để đạt được một trong hai chứng chỉ này, những người hành nghề phải trải qua kỳ thi quốc gia do Bộ Tài chính tổ chức thường niên. Đối với các kiểm toán viên, sau khi đạt được chứng chỉ CPA thì có thể tham gia là hội viên của Hội Kiểm toán viên Hành nghề (VACPA). Đối với các kế toán viên, sau khi đạt chứng chỉ, có thể tham gia Hội Kế toán viên hành nghề (VICA). VACPA và VICA là các tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp về kế toán, kiểm toán được pháp luật thừa nhận.

Theo số liệu thống kê, hiện tại chỉ có khoảng 5.000 người có chứng chỉ CPA hoặc APC tại Việt Nam và phần lớn trong số họ đang hành nghề toàn thời gian tại các hãng kiểm toán và dịch vụ kế toán. Do đó, số lượng người có chứng chỉ không thể đáp ứng đủ yêu cầu của Luật Doanh nghiệp 2014 đối với tiêu chuẩn Trưởng ban Kiểm soát và Kiểm soát viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những người hành nghề có chứng chỉ CPA hoặc APC, có một số tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp khác đang hoạt động tại Việt Nam cũng có thể cung cấp các chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp được công nhận như ACCA, CPA Australia, ICAEW, CIMA, IMA hay CMA Australia (Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc). Hội viên các tổ chức nghề nghiệp quốc tế này đều được coi là các kế toán viên chuyên nghiệp, bởi vì các tổ chức này có chức năng chứng nhận (certified) cho hội viên của mình do các hội viên đã trải qua chương trình đào tạo và sát hạch chuyên môn cao cấp về kế toán.

Bên cạnh đó, Điều 39 Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 lần đầu tiên đã quy định cụ thể về Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ, ông có chia sẻ gì về vấn đề này?

Cá nhân tôi đã tham gia trực tiếp với tư cách là chuyên gia tư vấn cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn về Kiểm toán nội bộ do Ngân hàng Thế giới tài trợ nửa đầu năm 2016. Dự thảo nghị định của Chính phủ hướng dẫn Điều 39 Luật Kế toán về kiểm toán nội bộ trong khu vực công và tư tại Việt Nam. Theo dự thảo đang được công bố rộng rãi để lấy ý kiến, chức năng kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp sẽ do cơ quan giám sát, bao gồm Ban Kiểm soát hoặc Uỷ ban Kiểm toán, phụ trách trực tiếp. Đây cũng sẽ là thách thức cho Ban Kiểm soát tại các công ty do họ chưa được trang bị các kiến thức chuẩn về hoạt động kiểm toán nội bộ. Do đó, hỗ trợ của các hội nghề nghiệp chuyên nghiệp nói trên cho hoạt động kiểm toán nội bộ cũng như hoạt động của Ban Kiểm soát là rất cần thiết.

Với tư cách là Giám đốc tại Việt Nam, ông có thể nói rõ hơn con đường để trở thành “Kế toán viên chuyên nghiệp” với tư cách là hội viên của Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia)?

Tôi có thể khẳng định rằng trở thành hội viên của CMA Australia là con đường ngắn nhất và tốt nhất để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp. CMA Australia có tên đầy đủ là “Institute of Certified Management Accountants”. Theo luật pháp tại Australia và quốc tế thừa nhận thì CMA Australia có chức năng chứng nhận (certified) cho các hội viên của họ trở thành Kế toán viên chuyên nghiệp (Certified Management Accountant – CMA).

afa

CMA Australia là tổ chức nghề nghiệp quốc tế duy nhất nội địa hoá chương trình đào tạo tại Việt Nam. Theo quan điểm của CMA Australia, nghề kế toán phải là một nghề mang tính “nội địa” theo khung chuẩn quốc tế bởi vì mỗi kế toán chuyên nghiệp khi hành nghề tại một quốc gia phải thực sự hiểu về các quy định của pháp luật, thuế, kế toán, tài chính, cấu trúc quản trị và văn hoá tại quốc gia đó. Theo đó, CMA Australia cung cấp chương trình đào tạo CMA được nội địa hoá về Ngôn ngữ (được lựa chọn sử dụng tiếng Việt trong học và thi) cũng như tăng cường các bài tập tình huống (Case study) trong bối cảnh Việt Nam để tăng tính thực hành cho học viên. Việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận một chương trình đào tạo quốc tế đối với những người hành nghề kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.

Chương trình CMA Australia tại Việt Nam gồm 02 môn học, thực hiện trong 01 tháng, đã được Việt hoá trong điều kiện giữ khung chuẩn quốc tế của CMA Australia, bao gồm:

  • Quản trị chi phí chiến lược (Strategic Cost Management – SCM)
  • Phân tích kinh doanh chiến lược (Strategic Business Analysis – SBA)

Chương trình CMA Australia đề cao hai yếu tố: (1) kinh nghiệm làm việc phù hợp, và (2) học thực hành bài tập tình huống trên lớp. Với các case study cho từng chủ đề học, các học viên được cung cấp một công cụ thực hành vô cùng hữu hiệu, đáp ứng ngay nhu cầu của học viên trong công việc thực tế hàng ngày theo các chuẩn quốc tế. Nhiều học viên của CMA là các vị trí quản lý tại các ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty đã tham gia và vận dụng những kiến thức thực tiễn từ chương trình, đặc biệt là về kế toán quản trị, vào việc hoàn thiện hệ thống kế toán và quản lý tại chính đơn vị họ đang công tác.

Ông có thể nói rõ hơn về tiêu chí sát hạch của Chương trình CMA?

Như đã nói ở trên, CMA Australia rất đề cao yếu tố kinh nghiệm làm việc, do vậy, điều kiện để tham gia chương trình CMA tại Việt Nam là có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm phù hợp. CMA Australia là chương trình yêu cầu cao nhất về kinh nghiệm của học viên khi tham gia.

Yêu cầu sát hạch cụ thể của CMA Australia như sau:

  • Học viên có từ 5 đến dưới 10 năm kinh nghiệm: Học và thi 02 môn SCM và SBA nêu trên
  • Học viên có từ 10 đến dưới 20 năm kinh nghiệm: Học và lựa chọn làm một Báo cáo chuyên môn về nội dung của 02 môn SCM và SBA (Không phải tham gia kỳ thi)
  • Học viên có từ 20 năm kinh nghiệm trở lên: Học và tham gia ít nhất 85% thời lượng của 02 môn SCM và SBA với các bài tập tình huống.

Sau khi hoàn thành 02 môn học và đáp ứng đủ điều kiện sát hạch như trên, học viên có thể đăng ký trở thành hội viên của CMA Australia với danh vị CMA (Kế toán Quản trị Công chứng – Certified Management Accoutant). Một CMA được coi là một Kế toán viên chuyên nghiệp.

Hiện tại các chương trình đào tạo của CMA Australia tại Việt Nam do đơn vị nào tổ chức?

CMA Australia đã đánh giá và công nhận Viện Kế toán và Kiểm toán AFA Research & Education là Đối tác đào tạo được công nhận (Recognized Tuition Provider) duy nhất tại Việt Nam. Để biết thông tin chi tiết về các chương trình của CMA Australia các bạn có thể truy cập website www.afa.edu.vn

Hiện tại AFA Research & Education đang cung cấp Chương trình CMA tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để trở thành Kế toán viên chuyên nghiệp với chứng chỉ CMA.

Bên cạnh đó, AFA cũng cung cấp Chương trình đào tạo “Kiểm toán nội bộ Chuẩn quốc tế” cho những người muốn trở thành một kiểm toán viên nội bộ với kiến thức và phương pháp kiểm toán nội bộ chuẩn quốc tế. Chương trình được CMA Australia công nhận và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ có tên gọi “Certificate of Proficiency in Internal Audit – CPIA). Chương trình này cũng giúp các ban kiểm soát các doanh nghiệp có thể thực thi vai trò phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ khi nghị định về kiểm toán nội bộ được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm 2017 sắp tới.

Trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của ông./.

Ý kiến của một học viên CMA, chị Lê Thị Kim Oanh – Kế toán trưởng của Hãng kiểm toán AASC:

 

“Năm 2015 đã qua và điều mà tôi cảm thấy may mắn nhất trong năm là đã được tham gia và hoàn thành khóa học CMA Australia do AFA Research & Education tổ chức và thầy Long trực tiếp giảng. 

Nội dung các chuyên đề vô cùng bổ ích cho công việc của tôi. Qua sự giảng dạy rất nhiệt tình, tận tâm và dễ hiểu của thầy Long, tôi đã được tiếp cận với những kiến thức, lý thuyết rất mới mẻ của thế giới hiện đại về quản trị doanh nghiệp, điều mà tôi nghĩ những nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay rất cần. Tôi đã kịp chia sẻ những suy nghĩ của tôi về chương trình và đã có ít nhất 02 trưởng phòng AASC sẵn sang tham gia khi AFA chiêu sinh khóa mới. Với bản thân tôi, việc trở thành một hội viên của CMA Australia sẽ mở cho tôi rất nhiều cơ hội để có được những kiến thức sâu, rộng và cao hơn nữa để phục vụ công việc.

 Rất cám ơn AFA, cám ơn thầy Long và mong tiếp tục được tham gia các khóa học của AFA trong thời gian tới.”