Kiểm tra sổ sách trước khi lên BCTC năm 2016 (Phần 2)

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 21/12/2016 - 7969 lượt xem.

Kiểm tra sổ sách trước khi lên BCTC là một công việc quan trọng nhằm giúp BCTC tránh được sai sót thấp nhất có thể.
Mục 1, 2 độc giả xem: Tại đây.

3. Tiền mặt (1111)

 

–  Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt;
– Số Phát sinh Nợ Có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt
– Số dư Nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt.

4. Tiền gửi ngân hàng: Tài khoản 112.



– Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê;

– Số Phát sinh Nợ Có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê;

– Số dư Nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê;

– Mỗi ngân hàng là một tài khoản chi tiết ví dụ: 1121 Ngân hàng Agribank, 1122 Ngân hàng Á Châu…..

– Nếu mở tổng hợp thì phải có bảng theo dõi các đối tượng 112 là tài khoản tổng hợp, các đối tượng NH0001: Ngân hàng Agribank, NH0002: Ngân hàng Á Châu….

– In đầy đủ sổ Cái và sổ tiền gửi kiểm tra xem đã khớp nhau chưa, ở sổ tiền gửi thì số dư cuối kỳ phát sinh xem có bị âm ở ngày nào không, nếu âm thì sắp xếp lại nghiệp vụ thu lên trước nghiệp vụ chi hạch toán sau, hoặc có hạch toán nhầm số liệu

Chứng từ ngân hàng: Chú ý các trường hợp chuyển khoản cho hóa đơn > 20.000.000

– In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng
– Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn
– Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản
– Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính
– Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.
– Vừa phải có sổ phụ file cứng và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Cả chính kế toán cũng dễ làm việc, và sau này cung cấp cho thuế. Thuế chủ yếu làm việc trên file trước, sau đó nghi vấn hoặc cần xác thực cái gì thì họ mới tìm bản gốc.
– Nếu lỡ có thiếu chứng từ gì đó, thì cuối năm nên kiểm tra lại để đi xin in lại bổ sung cho đủ, chỉ tốn thêm tiền phí, chứ đến lúc bị kiểm tra mới đi bổ sung thì mệt. Mấy cái này không có đáng, tháng nào xong tháng đó luôn cho khỏe, đừng để bị hành vì những cái linh tinh ko đáng này nhé kế toán.
Kiểm tra kỹ lại hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền

5. Tài khoản 334

– Số dư Nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư Nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh
– Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + Tăng ca),
– Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + Các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + Tạm ứng;
– Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh
– Kiểm tra các bút toán hạch toán tiền lương có khớp với sổ sách không?
– Chứng từ ký tá có đầy đủ
– Có đăng ký mã số thuế TNCN để cuối năm làm quyết toán hay không, lương thời vụ dưới 03 tháng mỗi lần chi trả có giữ lại 10% hay không? Nếu không thì có Bản Cam kết 02/CK-TNCN hay không?

Lưu ý: Về mẫu 02/CK-TNCN, tại thời điểm làm cam kết phải có mã số TNCN.

– Các khoản phụ cấp có khớp với các khoản phụ cấp trên bảng lương hay không, có được ghi cụ thể trên bảng lương hay quy chế tài chính, lương thưởng….
– Khi tăng lương có lập phụ lục hợp đồng và quyết định tăng lương hay không?
– Phải phân biệt các khoản nào được miến thuế TNCN khi quyết toán, khoản nào chịu thuế TNCN, đồng phục 1 năm không vượt quá 5.000.000đ/người nếu bằng tiền, hiện vật không giới hạn nhưng phải có hóa đơn và chứng từ hồ sơ đầy đủ

*Lương, thưởng:
+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN
+Hồ sơ của người lao động đầy đủ thì càng tốt
+Tờ khai: Quyết tóan thuế TNCN cuối năm
+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh
+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có.

Còn nữa….

Nguồn: Tác giả Chu Đình Xinh.