Thông tư mới sửa đổi, bổ sung Thông tư Quản lý thuế , Thông tư 156/2013/TT-BTC

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Sunday 05/02/2017 - 15414 lượt xem.

Ngày 20/01/2017, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 06/2017/TT-BTC

Thông tư này sửa đổi, bổ sung Thông tư 156/2013/TT-BTC

Thông tư 156/2013/TT-BTC:

“Điều 34. Tính tiền chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan thuế, thời hạn ghi trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế và quyết định xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b) Người nộp thuế nộp thiếu tiền thuế do khai sai số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế được giảm, số thuế được hoàn của các kỳ kê khai trước.
c) Trường hợp ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế nhưng chậm nộp số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế đã thu nhưng chưa nộp ngân sách nhà nước

…..”

Thông tư 26/2015/TT-BTC (Bổ sung Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC)

Điều 34. Tính tiền chậm nộp đối với việc chậm nộp tiền thuế

Bổ sung: “Điều 34a. Không tính tiền chậm nộp

1. Người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán (sau đây gọi chung là người nộp thuế) nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế.

Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn ngoài ngân sách, nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tương ứng với phần được thanh toán từ ngân sách nhà nước.

Đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước là đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước được giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Người nộp thuế A cung cấp hàng hóa X cho đơn vị B (đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước) giá trị hàng hóa X là 100 triệu đồng, trong đó 40 triệu được thanh toán từ NSNN, 60 triệu được thanh toán từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Người nộp thuế A chưa được đơn vị B thanh toán 100 triệu đồng.

Người nộp thuế A nợ thuế là 70 triệu đồng, người nộp thuế A thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế là 40 triệu đồng.
………….

Thông tư 06/2017/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 34a Thông tư 156/2013/TT-BTC (đã được bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC)):

Điểm màu đỏ đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán.”

Thông tư này có hiệu lực từ 06/03/2017

Tải thông tư : Tại đây