Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép bởi từ 改 (“kai”) có nghĩa là thay đổi và từ 善 (“zen”) có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ongoing improvement” hoặc “continuous improvement” và trong tiếng Trung, Kaizen được phát âm là Gansai, nghĩa là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân.
Trong cuốn sách “Kaizen: Chìa khóa thành công của người Nhật”. Kaizen được định nghĩa như sau: “Kaizen có nghĩa là cải tiến “. Hơn nữa, Kaizen còn có nghĩa là cải tiến liên tục trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình, đời sống xã hội và môi trường làm việc. Khi Kaizen được áp dụng vào nơi làm việc có nghĩa là sự cải tiến liên tục liên quan tới tất cả mọi người – ban lãnh đạo cũng như mọi nhân viên.
Kaizen thu hút và phát triển những người có khả năng sáng tạo và duy trì hiệu quả công việc cao. Bởi bản chất của nó, Kaizen lôi cuốn con người từ sự nhiệt tâm – những người không ngừng tạo ra sự khác biệt, hoàn thiện mọi thứ. Những con người này tập trung vào công việc của họ, giảm thiểu lãng phí và thỏa mãn với cơ hội cải thiện những gì mà họ có ưu thế. Việc họ tiếp tục thực hiện triết lý này sẽ thu hút đông đảo mọi người tham gia, tạo thành một phong trào trong công ty. Những kết quả thiết thực của việc áp dụng Kaizen tạo ra môi trường làm việc thoải mái, thúc đẩy họ không ngừng đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến làm lợi cho công ty.
Chia sẻ về ứng dụng Kaizen trong kế toán
Kế toán là một một công việc mà lằn ranh giữa lao động trực tiếp và lao động tư duy rất cao.
Nếu tư duy không tốt, các bạn chỉ đơn giản là một nhân sự nhập liệu, gõ máy tính.
Nếu tư duy tốt, với hệ cơ sở dữ liệu của một doanh nghiệp, là phòng ban trung tâm về tài chính của một thực thể, là vấn đề nhạy cảm nhất của một nền kinh tế, do đó kế toán sẽ là là người tiệm cận nhất tới tư duy vận hành hệ thống.
Vấn đề ở chỗ, để vượt lên được tầm cao tư duy đó, buộc lòng kế toán phải đi từ những điều rất nhỏ nhặt, rất bình dị của một nghề toán. Từ nhập liệu, từ sắp xếp chứng từ, rồi mới đến quy trình luân chuyển, rồi mới đến quản trị rủi ro, hết rủi ro thì sẽ quản trị hiệu quả, cuối cùng là tịnh tiến tới chiến lược phát triển lâu dài …
Kế toán chúng ta thường hay bị mắc bẫy ở tầng thứ nhất rất cao, đó là khâu nhập liệu, khâu gõ máy tính … Đó là khâu khiến con người ta mệt mỏi và dễ nản. Nó lặp đi lặp lại và không cho con người ta một sự sáng tạo nào. Thực chất không phải vậy. Khi không cải tiến, không nhận diện được giá trị tích lũy từ những điều nhỏ nhặt, kế toán thường không có cơ hội bứt phá tư duy. Đó là lý do vì sao rất nhiều thế hệ kế toán chúng ta làm 10 năm, 15 năm vẫn dậm chân tại chỗ. Thậm chí là thụt lùi so với xã hội. Khi các lớp người trẻ với tiếp cận kiến thức mới hơn, nhanh hơn, sẽ đẩy những thế hệ kế toán cũ, lạc hậu trở thành quá khứ. Rủi ro ập tới khi đã ở cái tuổi lỡ làng. Đôi khi sẽ là những cú shock tâm lý và cả sự hoang mang nữa.
Kế toán chính xác là kết nối từ những hành động rất nhỏ, rất li ti, rất chi tiết và cũng rất bình thường. Nhưng rõ ràng kế toán là rất nhiều việc nho nhỏ lặt vặt. Đó chính là công việc tốt nhất cho Kaizen. Vì Kaizen chính là cải tiến từ những hành động nhỏ, nhiều cải tiến sẽ thay đổi tư duy.
Vấn đề ở chỗ là làm cách nào nhận diện ra được việc nào thực sự cần cải tiến, cải tiến nó như thế nào … đó chính là lý do vì sao kế toán loay hoay không biết bắt đầu từ đâu để thay đổi chính mình.
Với việc nghiên cứu về Kaizen, từ nay tác giả – Khong Minh sẽ nghiên cứu chi tiết, đó được coi là một dự án về thay đổi tư duy làm việc, vì thế độc giả nào quan tâm có thể theo dõi page sau: https://www.facebook.com/Kaizen-Kaizen-1390122027747282/?fref=nf
Page này không dành cho quảng cáo, không vì mục đích cá nhân, chỉ dành cho việc chia sẻ kiến thức, vì vậy bạn nào thực sự mong muốn hiểu về Kaizen, thì hãy like page để cùng học về Kaizen.
Nguồn: Khong Minh – BĐH Webketoanfacebook và Internet.