Theo dự thảo:
– Đối tượng áp dụng là Người lao động là công dân nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có một trong các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp như Giấy phép lao động; Chứng chỉ hành nghề; Giấy phép hành nghề.
– Người lao động nước ngoài vẫn được hưởng 5 chế độ của BHXH như của người Lao động là công dân Việt Nam gồm có ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Riêng đối với BHXH 1 lần lao động nước ngoài (quy định tại Khoản 1 Điều 2) khi hết thời hạn của hợp đồng lao động hoặc hết thời hạn của giấy phép lao động mà không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không làm thủ tục để gia hạn giấy phép lao động, nếu có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
– Tiền lương tháng đóng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
– Mức đóng hưởng:
+ Người lao động: hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
+ Người sử dụng lao động, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ tối đa bằng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức cụ thể do Chính phủ quy định;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Tải dự thảo: TẠI ĐÂY