Những việc cần làm đầu năm 2019 về lao động, bảo hiểm

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 09/01/2019 - 7137 lượt xem.

Thế là đã hết năm 2018, doanh nghiệp cần phải làm gì về lao động, bảo hiểm cho đầu năm 2019?Hôm nay, Webketoan sẽ tổng hợp những công việc cần làm nhé.

Webketoan-nhung-viec-can-lam-ve-dau-nam-2019-ve-lao-dong-tien-luong

1/ Nộp báo cáo tình hình tham gia Bảo hiểm thất nghiệp:

Mẫu số 33 tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Gởi về Sở Lao Động – Thương binh và xã hội trước 15/01/2019.

2/ Gia hạn thẻ BHYT

Hiện nay hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều không cần phải làm thủ tục gia hạn thẻ BHYT , doanh nghiệp đóng tiền đầy đủ trước ngày 31/12/2018 sẽ được gia hạn thẻ tự động đợt 1, đóng sau đó sẽ được gia hạn đợt sau.

Xem thêm: Năm 2019, gia hạn thẻ BHYT như thế nào?

Các tỉnh thành khác nếu không có văn bản gia hạn thẻ tự động thì vẫn thực hiện gia hạn thẻ bình thường.

3/ Tăng mức đóng BHXH

Từ 01/01/2019 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng.
Doanh nghiệp nào đang đóng dưới mức lương tối thiểu vùng hay có thêm các khoản bổ sung khác bắt buộc đóng bảo hiểm thì phải báo tăng mức đóng với cơ quan BHXH.

Doanh nghiệp TP.HCM làm theo Phiếu giao nhận hồ sơ 600b ( Phiếu giao nhận hồ sơ: Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Điều chỉnh mức đóng) (Thời hạn giải quyết loại hồ sơ này: 03 ngày làm việc)).

Doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh qua hồ sơ điện tử bằng các phần mềm hỗ trợ như KBHXH

Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Quận Bình Thạnh, hiện đang đóng bảo hiểm cho nhân viên là 4.258.600 đồng/tháng dưới mức lương tối thiểu vùng (đã qua đào tạo 4.472.600 đồng/tháng) vì thế doanh nghiệp này cần phải điều chỉnh tăng mức đóng trong tháng 01/2019.

4/ Nộp thang bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

Trường hợp doanh nghiệp đang đóng dưới mức lương tối thiểu vùng (hoặc có các khoản bổ sung khác phải nộp bảo hiểm) thì tiến hành lập lại Thang bảng lương mới để nộp cho Phòng lao động thương binh xã hội.

Đối với doanh nghiệp dưới 10 lao động, được miễn nộp thang bảng lương.

Theo quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP

5) Đối chiếu, rà soát lại với bảo hiểm (mẫu C12-TS)

Xem doanh nghiệp mình có nộp đúng, đủ số tiền bảo hiểm cần phải nộp hay không ? (cái này nên làm chứ không bắt buộc).

Căn cứ pháp lý:

Luật BHXH năm 2014 
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
– Nghị định 121/2018/NĐ-CP