CHUYÊN ĐỀ VI : HƯU TRÍ
BÀI 3 : QUI ĐỊNH TUỔI NGHỈ HƯU NĂM 2025
Đã qua giai đoạn dân số vàng, Việt Nam hiện đang báo động mức sinh ở Việt Nam thấp kỉ lục và dự kiến ngày càng giảm. Không chỉ giảm mạnh, mức sinh còn chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, sự chênh lệch này chưa được thu hẹp rõ rệt. Theo Bộ Y tế, khu vực kinh tế, xã hội nhiều khó khăn có mức sinh cao, có nơi rất cao, trên 2.5 con. Trong khi ở một số vùng đô thị, kinh tế, xã hội phát triển, xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện. Mức sinh thấp kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy như già hóa dân số nhanh, thiếu hụt lao động, số người đóng BHXH ngày càng thấp, trong khi thế hệ dân số vàng đồng loạt về hưu, tạo áp lực cạn kiệt quỹ BHXH, ảnh hưởng đến an sinh xã hội…
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Tuổi nghỉ hưu theo qui định ngày càng tăng, tỉ lệ hưởng lương hưu có khuynh hướng giảm, cộng thêm khả năng mất việc / mất thu nhập khi mà chưa tới tuổi hưu, có thể tạo áp lực cao về an sinh XH đến cá nhân và cả chính phủ.
✅ Chúng ta không thể trông chờ hoàn toàn vào lương hưu từ quỹ BHXH mà cần có kế hoạch tài chính dài hạn, không chỉ đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tài chính ngắn hạn, mà còn phải hướng đến hoạch định hưu trí, đảm bảo 1 kì nghỉ hưu an yên ở phía trước.
Nguồn : Trần Thị Mai Hân – Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Tài sản FIDT
Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )