Bảo lãnh ngân hàng là gì? Phân loại và cách tính phí

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Sunday 15/10/2023 - 9043 lượt xem.

Bảo lãnh ngân hàng giúp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời thể hiện mức độ uy tín của công ty. Qua đó, nhà đầu tư sẽ có những đánh giá khách quan hơn về doanh nghiệp. Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì? Có bao nhiêu loại bảo lãnh ngân hàng và cách tính phí của loại dịch vụ này như thế nào? Hãy cùng Webketoan tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây!

Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức cung cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) sẽ cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng phải nhận nợ, hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.

bảo lãnh ngân hàng

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình dịch vụ với tính chất đặc thù nên không chỉ có những đặc điểm chung của các hình thức bảo lãnh mà còn đi kèm với một số  đặc điểm riêng khác để phân biệt, cụ thể:

  • Đây là một loại giao dịch (hành vi) thương mại mang tính đặc thù.
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng thường được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng.
  • Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ đóng vai trò là người bảo lãnh mà còn có tư cách như một doanh nghiệp ngân hàng.
  • Trong các giao dịch để thực hiện việc bảo lãnh ngân hàng thường tồn tại hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Mặc dù hai hợp đồng này có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau, tuy nhiên xét về mặt thực tế, chúng vẫn có tính độc lập về phía chủ thể cũng như quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không chỉ là một giao dịch hai bên hoặc ba bên, mà là một giao dịch kép.
  • Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. Tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh), người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu, tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh, tất cả những điều này đều phải được thiết lập bằng văn bản.

Phân loại bảo lãnh ngân hàng

Ở dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, có 4 loại hình bảo lãnh phổ biến như sau:

Phân loại theo phương thức phát hành

Bảo lãnh ngân hàng theo phương thức phát hành tồn tại ở 4 loại:

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh

Phân loại theo hình thức sử dụng

Theo hình thức sử dụng, bảo lãnh ngân hàng có 2 loại hình sau:

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Phân loại theo mục đích sử dụng

Bảo lãnh ngân hàng theo mục đích sử dụng là một trong những loại hình bảo lãnh được sử dụng phổ biến, bao gồm 5 hình thức sau:

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Bảo lãnh thanh toán
  • Bảo lãnh vay vốn
  • Bảo lãnh dự thầu
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các loại bảo lãnh khác

Ngoài ra, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng còn sở hữu một số loại bảo lãnh khác như là:

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C)
  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh hối phiếu
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Cách tính phí bảo lãnh ngân hàng

Để tính phí bảo lãnh ngân hàng một cách dễ dàng nhằm ước tính chi phí, bạn có thể áp dụng công thức chung sau:

Phí bảo lãnh = Giá trị bảo lãnh x Mức phí (%/tháng) x Số ngày tính phí / 30

Trong đó:

  • Giá trị bảo lãnh là số tiền tối đa được cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Mức phí được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm hàng tháng (cả ngày cuối tuần và ngày lễ) và phụ thuộc vào loại tài sản được bảo đảm.
  • Số ngày tính phí có thể tính từ ngày phát hành hoặc ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh cho đến ngày kết thúc hiệu lực bảo lãnh, số ngày này sẽ được ghi rõ trong thư phát hành bảo lãnh.

Cho ví dụ đơn giản, giả sử một công ty đang tham gia vào hợp đồng xây dựng với một chủ đầu tư. Chủ đầu tư đòi hỏi công ty phải cung cấp một cam kết bảo lãnh với giá trị bảo lãnh là 1,000,000,000 VNĐ. Lúc này, mức phí bảo lãnh được ngân hàng áp dụng là 1%/tháng. Thời gian tính phí bảo lãnh được ghi rõ trong thư phát hành bảo lãnh là 60 ngày.

Áp dụng công thức tính phí bảo lãnh, ta có:

Phí bảo lãnh = 1,000,000,000 VNĐ x 1% x 60 / 30 = 2,000,000 VNĐ

Do đó, phí bảo lãnh ngân hàng trong trường hợp này sẽ là 2,000,000 VNĐ.

Có thể thấy rằng, bảo lãnh ngân hàng là một loại hình dịch vụ quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế và các dự án lớn. Bởi loại hình này cung cấp sự an toàn và bảo vệ cho các bên tham gia, từ đó góp phát triển các mối quan hệ thương mại tốt hơn. Thông qua bài viết, Webketoan hy vọng có thể mang đến cho bạn khái niệm chính xác nhất về “bảo lãnh ngân hàng là gì” và các thông tin khác liên quan. Đừng quên tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn về kinh tế tại Webketoan.

Tham khảo: thuvienphapluat.vn