Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Các chiến lược bảo vệ doanh nghiệp trước suy thoái

Trước thách thức của một cuộc khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái, nhà quản trị cần sẵn sàng áp dụng các chiến lược bảo vệ doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại và tăng trưởng trong thời gian khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số chiến lược quan trọng mà các nhà quản trị có thể áp dụng để bảo vệ doanh nghiệp trong thời gian suy thoái.

Chiến lược chuẩn hóa doanh nghiệp

Các chiến lược chuẩn hóa là các chiến lược loại bỏ các lỗi sai, lãng phí ra khỏi bộ máy; giúp bộ máy trở nên tinh gọn hơn, linh hoạt hơn, dễ cải tiến hơn trước những đổi thay trong suy thoái.

Lập kế hoạch tài chính

Quản lý tài chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước suy thoái. Nhà quản trị cần xem xét việc tăng cường khả năng quản lý dòng tiền, tối ưu hóa quỹ đầu tư và quản lý nợ phù hợp. Đồng thời, họ cần kiểm soát và tối ưu hóa quỹ tiền mặt để đảm bảo tài chính ổn định trong suốt thời gian khó khăn.

Xem thêm: Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Đánh giá và trau dồi nhân sự

Nhà quản trị cần đánh giá đâu là nhân viên giữ vị trí quan trọng, đâu là nhân viên có sự thể hiện tốt, đâu là nhân viên có sự thể hiện kém, vị trí nào không còn phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại. Trau dồi đào tạo kỹ năng cần thiết cho nhân viên.

Điều chỉnh chỉ số KPI

Các KPI được đặt dựa trên mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Trong bối cảnh suy thoái, các mục tiêu chiến lược sẽ thay đổi ít nhiều để phù hợp với bối cảnh, vậy nên theo đó các KPI cũng cần được điều chỉnh.

Tận dụng cơ hội đánh bại đối thủ cạnh tranh

Suy thoái cũng là một cách để doanh nghiệp loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp không đủ sức trụ lại sẽ phải rời thị trường và nhường lại thị phần cho số còn lại. Vậy nên, oanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về khách hàng, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ, các chiến dịch quảng cáo chiếm trọn trái tim khách hàng.

Chiến lược dự bị

Các chiến lược dự bị giúp doanh nghiệp trang bị một tư thế sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức, chuẩn bị tốt cho những mơ hồ, không chắc chắn, bất ổn có thể xảy ra trong suy thoái.

Tạo ra các quỹ khẩn cấp

Chuyên gia khuyến nghị định mức tối thiểu của quỹ khẩn cấp cho doanh nghiệp nên bằng 6 tháng các khoản chi cố định gồm: tiền lương nhân viên, hàng tồn kho, các tiện ích (điện nước, cơ sở vật chất,…).

Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ cần đánh giá các nhà lãnh đạo, nhân viên và hệ thống của bạn; xác định mức độ thích ứng của họ và mức độ rủi ro họ có thể chấp nhận khi bị áp lực. Điều quan trọng là các đánh giá cần phải trung thực.

Dựa trên kết quả đánh giá, hãy xem xét mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận. Từ đó doanh nghiệp tạo ra một phạm vi chịu đựng rủi ro, cùng với các số liệu để đo lường rủi ro đó.

Trả nợ

Xử lý hết các khoản nợ cũng giúp công ty có được lượng vốn chủ động để sử dụng trong tương lai khi cần.

Cắt giảm chi phí

Nhà quản trị cần xem xét lại các quy trình và hoạt động của công ty để tìm hiểu những cơ hội cắt giảm chi phí không cần thiết. Điều này có thể bao gồm cắt giảm chi phí vận hành, chi phí tiếp thị, chi phí nhân viên, và nhìn vào các công nghệ tiết kiệm chi phí hơn. Việc cắt giảm chi phí hiệu quả giúp tăng khả năng tiếp tục hoạt động trong môi trường khó khăn và giảm thiểu tác động của suy thoái lên lợi nhuận của công ty.

Xem thêm : Kiểm soát chi phí: Cách công ty dùng nó để gia tăng lợi nhuận

Lập kế hoạch hành động trước khi hoạt động kinh doanh chậm lại

Kế hoạch hành động trước là các kịch bản ứng phó với suy thoái trước khi chúng thực sự xảy ra. Một kế hoạch hành động chu đáo có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót do căng thẳng và tránh đưa ra những quyết định sai lầm trong thời điểm cam go.

Chiến lược nuôi dưỡng

Bản chất của chiến lược nuôi dưỡng là sự chuẩn bị về mọi mặt, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng và chủ động hành động khi suy thoái diễn ra.

Điều chỉnh sản phẩm

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm để làm cho chúng thu hút hơn trong mắt khách hàng. Các điều chỉnh có thể ở sản phẩm, cách thức phân phối, mức giá,… nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng

Trong một thời gian suy thoái, việc giữ chân khách hàng hiện tại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhà quản trị cần tận dụng các biện pháp để duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng hiện tại. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường chất lượng dịch vụ, cải thiện sản phẩm, cung cấp ưu đãi và chính sách giá cạnh tranh, và xây dựng một môi trường giao dịch tin tưởng và đáng tin cậy. Sự tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện tại giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào khách hàng mới trong thời gian khó khăn này.

Đầu tư vào quan hệ đối tác chiến lược

Nhà quản trị có thể xem xét việc thiết lập các đối tác chiến lược để tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra một lợi thế nổi bật. Đối tác chiến lược có thể cung cấp những lợi ích như chia sẻ nguồn lực, chia sẻ rủi ro, tiếp cận thị trường mới, và gia tăng khối lượng đặt hàng. Bằng cách hợp tác với các đối tác có kỹ năng và tài nguyên phù hợp, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng vượt qua thời kỳ khó khăn.

Chiến lược đầu tư

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Thực hiện chiến lược này cũng giúp chủ doanh nghiệp nhìn lại về những khoản đầu tư của mình, phân tích lợi tức từng khoản và có phương án điều chỉnh để tối ưu lợi nhất.

Các hình thức đa dạng hóa danh mục đầu tư bao gồm:

Đầu tư vào công nghệ

Công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí nhờ tự động hóa các công việc, tối ưu các quy trình hoạt động.

Trong bối cảnh sự suy thoái, nhà quản trị phải thể hiện khả năng thích nghi và sáng tạo để đảm bảo sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Việc áp dụng các chiến lược bảo vệ doanh nghiệp giúp tạo ra một cơ sở vững chắc để vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Nguồn tham khảo: base, forbes.com

 

Exit mobile version