CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG: Tác động của Nghị định 08/2023/NĐ-CP đến thị trường – Cần lắm một Hiệp hội bảo vệ Nhà đầu tư cá nhân

Đăng bởi: Hân Trần - Tuesday 07/03/2023 - 855 lượt xem.

Tác động của Nghị định 08/2023/NĐ-CP đến thị trường

Nghị định 08/2023/NĐ-CP ban hành vào chiều 05/03/2023 đã lập tức tác động đến thị trường BĐS và làm ấm thị trường chứng khoán kể từ ngày giao dịch 06/03/2023.

Nghị định 08 đã tạo điều kiện về thời gian và hành lang pháp lý cho các Doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đặc biệt là Doanh nghiệp BĐS, trong việc giãn nợ, tái cơ cấu nợ.

Tính đến tháng 02/2023, có đến 54 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã chậm trả lãi và gốc, dấy lên lo ngại về tính thanh khoản của trái phiếu, một trong những kênh dẫn vốn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Khoảng 23k tỉ VNĐ từ các Doanh nghiệp này đến kì đáo hạn trong năm nay, với Quý II/2023 là 76,600 tỉ đồng và Quý III/2023 là 83,000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, Nghị định 08 lại tạo ra tiền lệ rất xấu cho thị trường chứng khoán, khi mà các Doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để kéo dài kì hạn trái phiếu, để giãn nợ tối đa 2 năm. Điều này vi phạm nghiêm trọng bản chất của trái phiếu về tính thanh khoản, khi Doanh nghiệp BĐS có thể dùng BĐS có tính thanh khoản chậm để trao đổi ( thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác ). Ngoài ra, việc định giá tài sản trao đổi như thế nào cũng là một vấn đề đang được quan tâm.

Ở thị trường vốn “chợ đen”, người đi vay mất khả năng chi trả thì bị bên cho vay siết nợ bằng tài sản theo định giá có lợi cho bên cho vay. Nhưng ở đây, nhà đầu tư cho các Doanh nghiệp “vay” lại không có khả năng xác định mức giá hợp lý, bị ấn định mức giá trao đổi. Nhà đầu tư trái phiếu đồng ý nhận tài sản, có thể thanh lý ngang với mức giá quy đổi hay không ? Rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ …

Hiện không có cơ chế nào bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Vậy thì chúng ta chỉ có thể bảo vệ chính mình thông qua việc nâng cao kiến thức đầu tư, tham gia vào các Hiệp hội hoặc tìm đến các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư chuyên nghiệp.

Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam ( VFCA ) cùng với các chuyên gia đã và đang chuẩn bị ráo riết để đưa FPSB về Việt Nam. Song song đó, VFCA cũng từng bước tổ chức các hoạt động giúp nâng tầm kiến thức tài chính đến các thành viên. Dự kiến, tối thiểu sẽ có các cấp độ thành viên sau :

  • Thành viên là các pháp nhân : các doanh nghiệp, định chế tài chính trong các lĩnh vực có hoạt động liên quan đến Financial Planning hoặc các tổ chức giáo dục cung cấp khóa học, đào tạo nghề
  • Thành viên là các chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân
  • Thành viên là tất cả mọi người quan tâm đến tài chính cá nhân

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng tầm dân trí tài chính cho Việt Nam, cũng như góp phần thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia của Chính phủ, ngày 05/01/2023, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam ( VFCA ) đã tổ chức buổi tọa đàm “Hoạch định Tài chính Cá nhân tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Với mục tiêu kết nối 4 nhà : Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà tư vấn và Nhà đầu tư cá nhân, buổi tọa đàm thảo luận về các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực Hoạch định Tài chính Cá nhân.  

Đồng thời, tại đây cũng diễn ra lễ ký kết Biên bản Thỏa thuận Hợp tác giữa VFCA với Công ty Cổ phần FIDT và Đại học Hoa Sen để phát triển hoạt động tư vấn Tài chính Cá nhân tại Việt Nam.

Nghị định 08/2023/NĐ-CP

Hiệp hội VFCA cũng trao Giấy chứng nhận Hội viên Khối TCCN đầu tiên đến các chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân đầu tiên.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý gia sản FIDT hiện là thành viên pháp nhân duy nhất được bảo chứng chất lượng từ VFCA trong việc cung cấp dịch vụ Tư vấn Hoạch định Tài chính cá nhân và tổ chức các khóa học về Hoạch định Tài chính cá nhân.

Các bài viết về FPSB và nghề Financial Planning : 

Financial Planning phát triển thế nào trên toàn thế giới ? Sự ra đời của FBSB – Webketoan – Tư vấn Kế toán online

Vai trò của ngành Hoạch định TNCN tại Việt Nam – Webketoan – Tư vấn Kế toán online

Nguồn: Hana Tran

Biên tập: Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )