Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Cấu trúc vốn là gì? Thành phần và các nhân tố ảnh hưởng

Cấu trúc vốn là một yếu tố giúp doanh nghiệp xác định tình trạng tài chính hiện tại, hồ sơ rủi ro nhằm đánh giá khả năng tương thích với các chiến lược mua lại hoặc đầu tư cụ thể. Cùng Webketoan tìm hiểu thêm về thuật ngữ cấu trúc vốn, thành phần cấu tạo cũng như các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp qua bài viết dưới đây!

Cấu trúc vốn là gì?

Theo học thuyết Modigliani và Miller (1958), hay còn có tên gọi tắt là học thuyết MM, sự lựa chọn giữa nợ và vốn chủ sở hữu không liên quan đến giá trị công ty.

Lý thuyết này dựa trên các giả định:

Trong lý thuyết này, giá trị của công ty không phụ thuộc vào cấu trúc công ty do giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, không có rủi ro khi vay và cho vay và các quyết định đầu tư và quyết định huy động vốn là độc lập, các nhà đầu tư có thể thay đổi cấu trúc vốn bằng cách vay hoặc cho vay trên chính tài khoản của họ mà không tốn chi phí.

Giả sử cấu trúc vốn của công ty đang là 50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu, tuy nhiên các nhà đầu tư muốn thay đổi cấu trúc vốn thành 70% nợ và 30% vốn chủ sở hữu. Lúc này, các nhà đầu tư có thể vay tiền để mua lại cổ phiếu của họ đến khi cấu trúc vốn của công ty trở nên như nhà đầu tư mong muốn mà không tốn chi phí.

 

Thành phần của cấu trúc vốn

Nguồn vốn vay

Đây là vốn vay dưới hình thức khoản vay hoặc trái phiếu. Ưu điểm của hình thức vốn này là cổ phần quyền sở hữu vẫn thuộc về doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ đi kèm với chi phí trả nợ cũng như lãi phát sinh trong tương lai. Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn xem đây như một lựa chọn đáng cân nhắc vì khoản có sẵn rộng rãi, dễ mua và không cần từ bỏ quyền sở hữu.

Hình thức vốn này bao gồm bốn loại:

Nguồn vốn chủ sở hữu

Đây là cổ phần sở hữu của một công ty, có khả năng trao đổi để lấy vốn. Lợi thế khác biệt của nguồn vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn vay là không đi kèm với kỳ vọng hoàn trả. Vì vậy, vốn cổ phần có thể xem như là tài sản dự phòng trong vòng đời doanh nghiệp hoặc khi hoạt động kinh doanh đình trệ hoặc doanh thu thấp. Bất lợi của hình thức vốn này là doanh nghiệp phải từ bỏ một phần quyền sở hữu.

Hình thức vốn chủ sở hữu bao gồm hai loại: Góp vốn và thu nhập giữ lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Qua bài viết trên, Webketoan đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về cấu trúc vốn. Đây là thuật ngữ mà nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp cần lưu ý vì đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu và khoản vay nợ để làm phương tiện tài trợ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất và mua tài sản.

Nguồn tham khảo: www.investopedia.com, corporatefinanceinstitute.com

Exit mobile version