1. Thuế TNCN
Căn cứ: Điểm đ.3.2, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC
Theo đó:
– Nếu nội dung chi trả ghi rõ tên người lao động được hưởng hoặc chi tiền mặt cho từng đối tượng người lao động thì khoản này sẽ tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
– Nếu nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.
2. Thuế TNDN
Căn cứ:
– Điểm 2.30, Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC
– Điều 1, Thông tư 151/2014/TT-BTC
– Công văn 4005/TCT-CS, ngày 29/09/2015
Theo đó:
Chi phí nghỉ mát cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
3. Thuế GTGT
Căn cứ: Công văn 4005/TCT-CS, ngày 29/09/2015
Theo đó:
Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi nghỉ mát tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.