Khi hồ sơ của bạn được một vài nhà tuyển dụng nào đó “để mắt” tới, bạn có thể làm một cuộc điều nghiên về những nhà tuyển dụng này. Bạn có thể khai thác thông tin từ nhiều nguồn: bạn bè, nguời quen, báo chí, internet…, thậm chí bạn có thể liên lạc với nhà tuyển dụng để xin thông tin. Khi đã có đủ thông tin và cùng với sự xem xét, phân tích của mình, bạn hãy lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc cũng như lý do của sự lựa chọn đó.
Thực tế cho thấy rằng, hiện nay, có không ít bạn trẻ, mặc dù có kiến thức và được tào tạo khá bài bản về chuyên ngành tài chính – kế toán trong các trường đại học, đã bỏ lỡ nhiều “vận may” ngay trong lần gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng. Cách diễn đạt ngô nghê trong bản lý lịch cá nhân, nhiều lỗi chính tả, kê khai một cách sơ sài các thông tin nói về thế mạnh của bản thân…là những điểm yếu của các ứng viên mới ra trường và đang trong giai đoạn tìm việc, đặc biệt là các tân cử nhân các ngành khoa học tự nhiên. Các chuyên gia tuyển dụng thường không có nhiều thì giờ để xem xét một cách kỹ lưỡng tất cả các hồ sơ xin việc. Và bởi vậy, nếu hồ sơ của bạn không gây được ấn tượng cho chuyên gia nhân sự, lại cộng thêm nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, hành văn không trôi chảy…, có thể bạn đã đánh mất cơ hội của mình. Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều bạn viết đơn xin việc mà phần trên thì ghi tên mình, phần dưới lại ký tên người khác – một sự cẩu thả, tùy tiện không thể chấp nhận được đối với nhà tuyển dụng. Cũng có người thiết kế một bộ hồ so rất công phu, có kinh nghiệm làm việc, có kiến thức, bằng cấp, chỉ thiếu…địa chỉ liên lạc. Nhà tuyển dụng cũng đành bó tay vì không có cách nào để liên lạc cho việc tổ chức phỏng vấn.
Nguồn ketoan.edu.vn