Chuyển đổi số giúp giải quyết vấn đề phát triển trì trệ của doanh nghiệp?

Đăng bởi: Phạm Thảo Quyên - Monday 28/09/2020 - 2376 lượt xem.

Doanh nghiệp phát triển trì trệ, khủng hoảng khi nền kinh tế có những chuyển biến bất lợi. Đây là vấn đề thường gặp ở các doanh nghiệp thiếu sự linh hoạt và chậm thích nghi.

Doanh nghiệp trì trệ vì chậm thích nghi

Khi đứng trước tác động của những thay đổi bất ngờ không dự tính, nhất là trong bối cảnh “chuyển đổi số” đang tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Những doanh nghiệp chậm thích ứng sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí là khủng hoảng. Những trở ngại kể trên có thể được xóa bỏ một phần nhờ ứng dụng công nghệ số. Bởi, hoạt động sẽ hiệu quả và minh bạch hơn nhờ sự chuẩn xác của dữ liệu. Ngày nay, các tổ chức trong mọi lĩnh vực cần có đủ dữ liệu để đưa ra các quyết định nhanh chóng và đúng đắn, nhiều người gọi khả năng này là thích ứng linh hoạt.

Chuyển đổi số giúp giải quyết vấn đề phát triển trì trệ của doanh nghiệp

Best Buy là một ví dụ thành công trong việc giải quyết vấn đề phát triển trì trệ của doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi số.

Là một trong những chuỗi bán lẻ lâu đời và uy tín của Mỹ, năm 2012 Best Buy lâm vào tình cảnh khó khăn chưa từng có khi doanh thu giảm tốc còn lợi nhuận ngày một thu hẹp. Vào năm 2015, Best Buy nhận ra rằng họ không thể ngăn chặn xu thế phát triển của thương mại điện tử cũng như sự suy tàn của các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Bởi vậy, công ty hướng đến chuyển đổi số cũng như cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử không thể làm được.

Cụ thể, Best Buy thực hiện những chương trình chuyển đổi số giúp giảm chi phí cũng như tăng cường áp dụng công nghệ cho ngành bán lẻ. Mục tiêu chính của Best Buy là chuyển đổi từ một hãng chỉ biết bán sản phẩm sang một công ty dịch vụ công nghệ cho khách hàng. Để làm được điều đó, Best Buy đã ứng dụng hàng loạt công nghệ trong chuỗi kinh doanh của mình nhằm giảm bớt thời gian giao hàng, giúp khách hàng tìm ra giá cả tốt nhất. Hầu như toàn bộ hệ thống marketing và chăm sóc khách hàng của Best Buy đã được chuyển đổi số. Nhờ chuyển đổi số mà Best Buy đã tìm ra con đường sống sót trong thời đại thương mại điện tử.

Best Buy không phải là ví dụ duy nhất về sự thành công và phát triển khi chuyển đổi số, các ông lớn khác trong các lĩnh vực như Starbucks, Coca-Cola,…cũng đã rất thành công khi giải quyết vấn đề phát triển trì trệ.

6 lợi ích của doanh nghiệp khi chuyển đổi số thành công

1.Gia tăng năng suất lao động

Chuyển đối số cho phép người quản lý doanh nghiệp đánh giá tốt hơn tất cả các quy trình sản xuất, phân tích từng bước một cách mạnh mẽ và xác định các vấn đề, sự bất hợp lý và thách thức một cách chính xác.

2.Giảm chi phí vận hành

Chuyển đối số  doanh nghiệp giảm chi phí vận hành lên đến 20% và nâng cao hiệu quả. Nó cũng cho phép quản lý chi phí hiệu quả ngụ ý kiểm soát hiệu quả hơn các quá trình sản xuất và bán hàng. Số hóa cũng cho phép các công ty tạo ra các mô hình kinh doanh và nguồn doanh thu mới. Một ưu điểm khác của số hóa doanh nghiệp là nó giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn và cải thiện giao tiếp với khách hàng. Chuyển đổi số tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn với khách hàng và khách hàng tiềm năng và tạo ra giá trị gia tăng cho họ. Nó cũng cho phép sử dụng các kênh bán hàng mới, chẳng hạn như thương mại điện tử hoặc mạng truyền thông xã hội.

Chuyển đối số cho phép hệ thống hóa doanh nghiệp và phát triển tổ chức. Quy trình này làm tăng tính nhất quán trong kết quả công việc bởi vì mọi người làm cùng một công việc đều tuân theo các hướng dẫn giống nhau và tăng hiệu quả và hiệu suất vì có một quy trình chuẩn để làm việc. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết các mục tiêu của công ty, nhân viên và khách hàng. Cơ sở dữ liệu đóng một vai trò cơ bản cho việc ra quyết định và thực hiện các nhiệm vụ tương ứng.

5.Mở ra các khả năng thị trường mới

Chuyển đổi số  cũng cho phép doanh nghiệp xâm nhập vào các thị trường mới. Trước sự phát triển của công nghệ, khoảng cách là một trở ngại cho việc nội bộ hóa doanh nghiệp; bây giờ tất cả những gì doanh nghiệp cần là một chiến lược truyền thông kỹ thuật số tốt và có hậu cần phù hợp để tiếp cận các thị trường mới.

6.Tăng cường và nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp

Đối với nhiều doanh nghiệp, số hóa không chỉ ngụ ý quy trình nội bộ của họ trôi chảy hơn mà còn mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

05 yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số

Theo một bài viết Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra các công ty số hoá tốt chiếm đến 80% doanh thu trên các kênh số của ngành hàng. Theo đó, nghiên cứu cho rằng năm nhóm yếu tố chiến lược có thể thúc đẩy hiệu suất, bao gồm: Xác định ưu tiên chuyển đổi số; Đầu tư vào người tài – đặc biệt là CDO và CAO; Cam kết thời gian và ngân sách, sự linh hoạt, tính thích nghi và cuối cùng là trao quyền cho nhân viên.

1.Xác định ưu tiên chuyển đổi số

Thứ nhất, chuyển đổi số nên tập trung vào một số vấn đề rõ ràng và có thể đo lường được bằng kết quả kinh doanh. Nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp “có xác định mục tiêu chuyển đổi số cụ thể” thì khả năng thành công cao hơn 1.7 lần so với doanh nghiệp không xác định được ưu tiên. Chuyển đổi số sẽ được tối ưu hoá khi người điều hành doanh nghiệp có thể xác định được yếu tố chuyển đổi nào là trọng yếu, và “khó thay đổi” nhất, sau đó đưa ra cách tiếp cận phù hợp.

2.Đầu tư vào nhân tài

Nhân tài số và năng lực phân tích dữ liệu là nguồn lực mà doanh nghiệp chuyển đổi số nên nuôi dưỡng, thu hút tuyển dụng, hoặc thậm chí là thâu tóm. Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển đổi số cần bổ sung thêm nhiều lãnh đạo có chuyên môn.

3.Cam kết thời gian và ngân sách

Thậm chí khi đã có nhân tài và một loạt lợi thế khác, người điều hành vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung của họ vào dự án chuyển đổi số. Họ không được để bản thân bị xao nhãng. Nghiên cứu của dự án cho thấy, khi các lãnh đạo cấp cao (tham gia vào dự án chuyển đổi số) không bị xao nhãng bởi các mục tiêu khác, thì khả năng thành công cao hơn 1.5 lần. Ngoài ra, khi doanh nghiệp cấp khoản ngân sách cụ thể cho dự án chuyển đổi số mà không bị “cắt xén” hay “làm khó”, thì khả năng thành công cũng cao hơn 1.3 lần so với việc giải ngân theo kết quả.

4.Gia tăng sự linh hoạt, tính thích nghi

Sự nhạy bén của đối thủ và khách hàng trong nền kinh tế số bắt buộc các doanh nghiệp phải quan sát và sắp xếp lại ưu tiên của họ thường xuyên hơn bao giờ hết. Có thể thấy, các “ông trùm” kinh tế số hiện nay thường xuyên điều chỉnh chiến lược digital hơn nhiều doanh nghiệp khác. Tương tự như vậy, khảo sát chỉ ra những đáp viên ở doanh nghiệp thích nghi linh hoạt với chuyển đổi số thì có cơ may thành công hơn gấp đôi. Sự nhanh nhạy này thể hiện ở toàn bộ các cấp của doanh nghiệp.

5.Trao quyền cho nhân viên

Nghiên cứu nhấn mạnh hiệu quả của chuyển đổi số đến từ toàn bộ nhân viên của công ty, chứ không chỉ ở hàng ngũ lãnh đạo. Chuyển đổi số sẽ hiệu quả vượt trội hơn khi doanh nghiệp tạo ra vai trò và trách nhiệm rõ ràng cho nhân viên, và có một người đứng đầu chuyên phụ trách sáng kiến chuyển đổi đồng thời yêu cầu nhân viên phải tự chịu trách nhiệm cho mọi mục tiêu cá nhân mà họ đặt ra. Cuối cùng, một dự án chuyển đổi số hiệu quả sẽ cân bằng kỳ vọng của cá nhân với kỳ vọng của cả nhóm mà người đó dẫn dắt, và rộng hơn là kỳ vọng của cả doanh nghiệp.

Hiểu được điều đó Chatwork đưa ra giải pháp chat dành cho doanh nghiệp và áp dụng thành công cho hơn gần 273,000 Doanh nghiệp Nhật Bản và các nước khác. Với nền tảng tích hợp công cụ giao tiếp chuyên dụng, cơ cấu nhóm chat điều chỉnh phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tích hợp với tính năng giao việc giúp các doanh nghiệp tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả, các nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các vấn đề pháp sinh, hiểu các ý kiến đóng góp của nhân viên, linh hoạt điều chỉnh và cải tiến công việc kịp thời để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Chatwork – nền tảng chat chuyên dụng dành riêng cho doanh nghiệp giúp các nhà quản lý và CEO giải quyết được các vấn đề trên dựa trên giải pháp cấu trúc nhóm chat một cách có hệ thống và linh hoạt theo mô hình doanh nghiệp. Đồng thời áp dụng phương pháp Horenso – phương pháp giao tiếp mà bất cứ người Nhật nào cũng được đào tạo khi đi làm để tối ưu hoá việc giao tiếp và ứng dụng công nghệ vào giao tiếp.