Chuyển đối số là bước đi sống còn của doanh nghiệp Việt Nam?

Đăng bởi: Phạm Thảo Quyên - Monday 21/09/2020 - 1861 lượt xem.

Vài năm trở lại đây, cụm từ “chuyển đổi số’’ (Digital Transformation) được nhắc đến rất nhiều khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt các doanh nghiệp vào một cuộc đua chuyển đổi để chuyển mình.

Đến đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề và làm thay đổi chiến lược và cách thức vận hành của chuỗi cung ứng toàn cầu, ‘’chuyển đổi số’’ không còn là cụm từ được viết trên bản kế hoạch hay các cụm từ mang tính định nghĩa mà đã trở thành một ‘’động từ’’ của rất nhiều doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là gì?

Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức. Gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, tăng tốc sáng tạo.

Vậy chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng là một sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

“Chuyển đổi số” có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing)

“Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Trong khi đó, “chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Như vậy, có thể xem “số hóa” như một phần của quá trình “chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số hứa hẹn mang đến nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận tối đa các khách hàng tiềm năng trong cùng một khoảng thời gian, hỗ trợ lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ các hệ thống báo cáo được tổng hợp tự động theo thời gian thực. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ cải thiện được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và gia tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.

Tại sao nói chuyển đổi số là bước đi sống còn của doanh nghiệp Việt Nam?

Nền kinh tế chứng kiến nhiều biến động sau cuộc bùng phát đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Giãn cách xã hội, sự lựa chọn không mong muốn, đã trở thành giải pháp tình thế trên quy mô vô tiền khoáng hậu. Tuy nhiên, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa quá trình chuyển đổi số.

Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Internet, điện thoại đều ở mức cao. Cụ thể, dân số Việt Nam 96,9 triệu dân nhưng có tới 145,8 triệu thuê bao di động (150% so với dân số Việt Nam), 68,17 triệu người dùng Internet và 65 triệu người dùng mạng xã hội. Đây là một lợi thế rất lớn khi nhu cầu về sử dụng các dịch vụ liên quan đến di động, Internet của người dùng đang phát triển mạnh, giúp cho việc chuyển đổi số ở Việt Nam cũng dễ dàng hơn.

Chuyển đổi số mang lại lợi ích cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC,…đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên. Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%.

Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì 5 mục đích cuối cùng mà các doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến bao gồm: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng

Doanh nghiệp kế toán, kiểm toán không đứng ngoài cuộc đua chuyển đổi số

Ngành kế toán trong lịch sử đã có thể phát triển hiệu quả mô hình kinh doanh và dịch vụ của mình và đã nhanh chóng khai thác các cơ hội của chuyển đổi số. Một số công ty kế toán trên thế giới và ở Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào công nghệ mới và đang tích cực sử dụng công nghệ để tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình kinh doanh.

Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng ứng dụng chuyển đổi số vào tất cả các hoạt động, kế toán là một bộ phận không ngoại lệ. Nhân viên kế toán kiểm toán cũng sẽ cần hiểu các công cụ và dịch vụ kỹ thuật số, đồng thời sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Nguồn nhân lực – yếu tố quan trọng giúp chuyển đối số trong doanh nghiệp

Nếu như trước đây việc phát triển công nghệ thông tin chỉ tập trung vào việc thiết kế và lập trình thì ngày nay công việc đòi hỏi phải có sự tập trung vào tìm kiếm các vấn đề và tạo ra các giải pháp. Chẳng hạn, với các sáng kiến ​​số hóa tập trung vào việc cải thiện cách khách hàng và nhân viên tương tác với công ty thì các kỹ năng mềm trở nên quan trọng hơn các kỹ năng chuyên môn.

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, nhu cầu về các kỹ năng mềm mà lãnh đạo mong muốn ở nhân viên của mình là kỹ năng làm việc nhóm (74%), lãnh đạo (70%) và giao tiếp (67%); còn đối với kỹ năng chuyên môn là kỹ năng phân tích dữ liệu và trải nghiệm người dùng.

Để có thể thực hiện việc chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều công việc với yêu cầu nhiều nhóm kỹ năng khác nhau. Sẽ thật lý tưởng nếu các công ty có thể tuyển được một ứng viên có các kỹ năng trên, nhưng điều đó khó xảy ra, chính vì vậy họ cần tổ chức thành các nhóm mà ở đó là tập hợp các nhân viên có những kỹ năng đó.

Bên cạnh đó, xây dựng một môi trường công sở giao tiếp hiệu quả là một trong những yếu tố giúp quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến những phương pháp giao tiếp, truyền đạt thông tin hiệu quả, mang lại hiệu suất làm việc cao.

Hiểu được điều đó Chatwork đưa ra giải pháp chat dành cho doanh nghiệp và áp dụng thành công cho hơn gần 273,000 Doanh nghiệp Nhật Bản và các nước khác. Với nền tảng tích hợp công cụ giao tiếp chuyên dụng, cơ cấu nhóm chat điều chỉnh phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tích hợp với tính năng giao việc giúp các doanh nghiệp tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả, các nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các vấn đề pháp sinh, hiểu các ý kiến đóng góp của nhân viên, linh hoạt điều chỉnh và cải tiến công việc kịp thời để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.

Chatwork – nền tảng chat chuyên dụng dành riêng cho doanh nghiệp giúp các nhà quản lý và CEO giải quyết được các vấn đề trên dựa trên giải pháp cấu trúc nhóm chat một cách có hệ thống và linh hoạt theo mô hình doanh nghiệp. Đồng thời áp dụng phương pháp HORENSO – phương pháp giao tiếp mà bất cứ người Nhật nào cũng được đào tạo khi đi làm để tối ưu hoá việc giao tiếp và ứng dụng công nghệ vào giao tiếp.