Việc một doanh nghiệp sáp nhập vào một doanh nghiệp khác đã tạo nên nhiều dạng hợp nhất khác nhau. Trong đó, khái niệm Conglomerate Merger – sáp nhập theo dạng hỗn hợp là một trong những dạng hợp nhất phổ biến hiện nay khi đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển. Cùng Webketoan tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp là gì?
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp (Conglomerate Merger) là sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp không hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh hoặc khác nhau về mặt vị trí địa lý.
Sáp nhập theo dạng hỗn hợp được chia thành hai loại: thuần túy và pha trộn.
- Sáp nhập theo dạng hỗn hợp thuần túy sẽ diễn ra ở các doanh nghiệp không có điểm chung với nhau.
- Sáp nhập theo dạng pha trộn sẽ diễn ra ở các doanh nghiệp đang có ý định mở rộng thị trường hoặc sản phẩm.
Ưu và nhược điểm của sáp nhập theo dạng hỗn hợp
Ưu điểm
- Đa dạng hóa: Sáp nhập hỗn hợp cung cấp cho các doanh nghiệp hợp nhất lợi thế về đa dạng thị trường mục tiêu và hoạt động kinh doanh, giảm thiểu sự ảnh hưởng bởi biến động thị trường cũng như có dòng tiền ổn định hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Bán chéo sản phẩm: Đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn khi các doanh nghiệp hợp nhất có cùng thị trường mục tiêu, dù có sự khác biệt trong lĩnh vực kinh doanh.
- Cơ hội đầu tư: Sử dụng nguồn tiền dư thừa để đầu tư vào một doanh nghiệp trái ngành sẽ giúp giảm rủi ro cũng như đem lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển mới.
- Tiềm năng để nắm bắt hợp lực: Các doanh nghiệp hợp nhất sẽ chia sẻ tiềm năng trước đó của nhau để mở rộng thị trường và có thêm giao dịch mới.
Ví dụ: Công ty A, chuyên sản xuất radio, sáp nhập với Công ty B chuyên sản xuất đồng hồ, để thành lập Công ty C. Công ty C hiện có quyền truy cập vào một lượng khách hàng lớn để có thể tiếp thị sản phẩm của mình (ví dụ: Sản phẩm của Công ty A cho khách hàng của Công ty B và ngược lại). Ngoài việc tăng doanh thu từ một thị trường lớn hơn, công ty mới còn được hưởng lợi nhờ hiệu quả tăng lên khi mỗi công ty được sáp nhập đóng góp những thực tiễn và năng lực tốt nhất cho phép công ty hoạt động tối ưu.
Nhược điểm
- Thiếu kinh nghiệm thực tế: Ban lãnh đạo của công ty có thể không có kinh nghiệm trực tiếp trong ngành mục tiêu mà công ty hoạt động. Vì vậy, doanh nghiệp mua lại sẽ không tận dụng được các lợi thế của việc sáp nhập, thậm chí còn khiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu giảm sút.
- Trọng tâm của hoạt động kinh doanh bị chuyển dịch: Việc sáp nhập theo dạng hỗn hợp có khả năng khiến nhà thầu chuyển trọng tâm từ hoạt động kinh doanh hiện tại sang hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cốt lõi của bên mua lại vì có khả năng cao là ban lãnh đạo mới của doanh nghiệp mục tiêu sẽ không thể duy trì hay cải thiện tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
- Mâu thuẫn giữa các giá trị văn hóa: Văn hóa doanh nghiệp sẽ bao gồm tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp, giá trị kinh doanh, phong cách quản lý và làm việc. Vì vậy, giá trị văn hóa giữa các doanh nghiệp không hoạt động trong cùng một lĩnh vực thường rất khó hợp nhất.
Ví dụ thực tế về sáp nhập theo dạng hỗn hợp
Thương vụ sáp nhập giữa Công ty Walt Disney và Công ty Phát thanh truyền hình Mỹ vào năm 1995 được coi là một ví dụ điển hình của việc sáp nhập hỗn hợp. Disney đã giành được quyền truy cập vào lĩnh vực truyền hình quốc gia của ABC cũng như phạm vi phủ sóng thể thao của ESPV vào thời điểm doanh nghiệp này thu mua ABC. Bởi vì trước đó, Disney đã sở hữu một số mạng cáp nên đây được coi là một vụ sáp nhập theo dạng hỗn hợp.
Thương vụ sáp nhập COMCAST & UNIVERSAL đã tạo nên đế chế truyền thông chuyên giám sát cách mà phim và chương trình truyền hình được tạo ra cũng như cách phân phối những sản phẩm đó đến người tiêu dùng. Ở thời điểm hiện tại, khách hàng của Comcast đang có xu hướng chuyển dần sang sử dụng các nền tảng của họ trên các thiết bị điện tử nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí và kinh doanh, điều này tạo nên giá trị lớn cho sự sáp nhập này.
Bên cạnh lợi ích mà hoạt động sáp nhập theo dạng hỗn hợp đem lại thì vẫn còn tồn tại những rủi ro tiềm tàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất. Do đó, doanh nghiệp cần suy xét một cách cẩn trọng để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi tiến hành bất cứ một thương vụ sáp nhập nào.
Tham khảo: investopedia.com