Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Wednesday 23/11/2016 - 10013 lượt xem.

Tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định tại điểm b, khoản 2, điều 3, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 và hướng dẫn tại điểm B, khoản 2, điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Trích một số khoản phụ cấp từ công văn 1381/TCT-TNCN

  1. Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm đối với CBCNVC làm việc ở những nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm: tiếp xúc với chất độc, khí độc, làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm,… Từ 1/10/2004 quy định gồm 4 mức theo hệ số 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 được tính trên mức lương tối thiểu chung và thời gian thực tế làm việc tại nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm. Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc. Nếu làm việc từ 4 giờ trở đi thì được tính cả ngày làm việc. 1. Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ độc hại, nguy hiểm trong các công ty nhà nước (Hết hiệu lực ngày 10/06/2015)

3. Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ văn hóa thông tin về chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa thông tin.

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện độc hại áp dụng đối với: Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:

a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

Từ ngày 05/12/2013 bồi dưỡng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1: 10.000 đồng

Mức 2: 15.000 đồng

Mức 3: 20.000 đồng

Mức 4: 25.000 đồng

Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

 

 

  1. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng Mức tính Văn bản quy định
1. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện. Gồm 04 mức: 20%, 30%, 50%, và 70% theo mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời gian hưởng được xác định trong khung thời gian từ 3 đến 5 năm.

Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ lao động thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ phụ cấp thu hút.
2. Phụ cấp thu hút giáo viên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. 1. Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư số 06/2007/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của tỉnh bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 03/11/2013).

4. Thông tư liên tịch số 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mức phụ cấp bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) 1. Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 03/8/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Phụ cấp thu hút cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hưởng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 1. Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Thông tư liên tịch số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 hướng dẫn Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ y tế công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Phụ cấp khu vực. Theo các mức từ 0,1 đến 1,0 so với mức lương tối thiểu chung của từng địa bàn, Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB & XH, Bộ Tài chính, Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
6. Hỗ trợ, trợ cấp cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã – Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

– Trường hợp đội viên dự án có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

– Trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

– Tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng.

1. Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút tri thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo.

3. Thông tư số 171/2011/TT-BTC ngày 25/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo dược phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

  1. Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng Mức tính Văn bản quy định
1. Mức hưởng chế độ thai sản. Theo chế độ quy định (vè thai sản) cho các tháng nghỉ sinh. 1. Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Bộ luật Lao động.

2. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; cán bộ công chức, viên chức, xã viên người học nghề, tập nghề theo Bộ Luật lao động. 1. Trường hợp không do lỗi của người lao động:

– Ít nhất bằng 1,5 lần tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

– Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

2. Trường hợp do lỗi của người lao động: ít nhất bằng 40% mức quy định tại điểm 1 mục này.

1. Điều 145 Bộ Luật lao động.

2. Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (thông tư này đã hết hiệu lực)

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

1. Trợ cấp 1 lần

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần.

b) Mức trợ cấp 1 lần được quy định như sau:

– Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền trước khi nghỉ việc để điều trị.

2. Trợ cấp hàng tháng:

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng

b) Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở , sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

– Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Luật BHXH 2006 (nay là Luật BHXH 2014)

Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng Mức tính Văn bản quy định
Trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, đặc biệt nặng … Trợ cấp xã hội có nhiều mức khác nhau, mức tối thiểu là 270.000 đồng. 1. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật.

3. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

…….

Ghi chú:

Đánh dấu màu vàng là điều chỉnh theo Luật BHXH mới số 58/2014/QH13

Xem toàn bộ văn bản : Công văn 1381/TCT-TNCN, ngày  24/04/2014