Thảo luận tại tổ chiều 5/11 về dự án luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, ĐBQHđề xuất áp dụng luật ngay đầu năm tới và nâng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 4,5 triệu đồng.
Tăng lương 100 nghìn đã là cố gắng
Thu nhập 9 triệu đồng chưa phải nộp thuế
Nên áp thuế TNCN từ giữa 2013
“Nên dựa vào tiêu chuẩn tính thu nhập chịu thuế là hệ sốlương, như vậy sẽ ổn định hơn. Chỉ cần dựa vào lương cơ bản nhân với một hệ sốnào đó sẽ ra mức thu nhập đã phải chịu thuế hay chưa”, ông Quang nói.
Theo ông, quy định rõ 9 triệu đồng sẽ lọt lưới: “Là DN nên tôi hiểu, bảng lương chỉ cần ghi 8,95 triệu đồng thôi, thế là thoát đóng thu nhập cá nhân và người lao động nhận lương 8,95 triệu còn vui hơn nhận 9 triệu đồng”.
Chung mối lo trên, ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cũng cho rằng, chỉ cần kinh tế biến động thì mức 9 triệu đồng rồi sẽ nhanh chóng lạc hậu.
“Nên lấy mức lương tối thiểu làm căn cứ để tính thuế TNCN, sẽ không phải sửa luật nhiều lần”, bà Hường đề xuất.
Trước một số băn khoăn rằng nâng mức khởi điểm thuế sẽ làm hụt thu ngân sách, ĐBQH Lê Minh Thông (Thanh Hóa) nói, mục tiêu thuế thu nhập cá nhân không phải là tận thu cho Nhà nước: “Với mặt bằng xã hội và mức sống như hiện nay thì 9 triệu đồng mới phải chịu thuế là thực tế, không thể thấp hơn được”.
Ông cho hay, giảm sự đóng góp của nhân dânđược là tốt. Mặt khác, Nhà nước cũng phải thắt lưng buộc bụng, nuôi dưỡng nguồn thu mới là giải pháp bền vững nhất.
Theo ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng), khi xác định mức giảm trừ gia cảnh để tính toán thu nhập phải chịu thuếthì không nên lấy việc thu ngân sách làm mục tiêu.
Về quy địnhđiều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi giá cả biến động, ông Hoàng tán thành quy định cho phép Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức này trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20%.
“Nhưng nếu cứ lấy số tuyệt đối để làm căn cứ xác định mức giảm trừ dễ dẫnđến lạc lậu, phải liên tục thay đổi. Tôi đề nghị giải pháp căn cơ hơn, nên xác định chuẩn của mức giảm trừ gia cảnh trên cơ sở số lần của mức lương tối thiểu”, ông Hoàng nói.
Một số ý kiến khác đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 4,5 triệu đồng (theo dự thảo luật đang là 3,6 triệuđồng/người phụ thuộc).
Chẳng hạn, theo ĐB Trần Thanh Hải (TP.HCM), “việc áp dụng ngay luật Thuế TNCN sẽ khoan sức dân, đồng thời cũng nhằm kích cầu khi cuộc sống “dễ thở” hơn”.
Theo ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường, thời điểm áp dụng luật nên tiến hành ngay đầu năm tới để mang niềm vuiđến sớm cho nhân dân cả nước.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, nếu có hiệu lực ngay đầu năm thì vừa giúp kinh tế phục hồi từ việc giảm thuế có cấp số nhân hơn là tăng đầu tư do kích cầu.
ĐB Lê Văn Hoàng góp ý thêm, áp dụng sớm như vậy sẽ phần nào giảm thiểu được tác động của trượt giá đến mức giảm trừ gia cảnh mới được áp dụng, có lợi hơn cho người lao động, cũng dễ tính toán hơn cho cơ quan nhà nước vì bảo đảmđược đúng niên độ ngân sách đồng thời góp phần giải quyết chính sách an sinh xã hội.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu lại kiến nghịnên áp dụng vào giữa năm. Theo ông, nếu áp dụng ngay đầu năm tới thì ngân sách sẽ hụt đi mất mấy trăm tỷ. Còn nếu lùi đến tận 2014 là quá muộn không giải quyếtđược tình huống cấp bách hiện nay.
Cũng nhân góp ý về luật thuế, nhiềuĐBQH đề xuất rằng phải công khai, minh bạch nguồn thu và mục đích sử dụng đểngười nộp thuế yên tâm và tin tưởng.
Dự án luật sẽ được thảo luận ở hội trường ngày 15/11 và dự kiến thông qua luôn trong kỳ họp.
L.Nhung – X.Linh – T.Thủy