Theo thống kê, chuyển đổi số thành công giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động lên 30%, tuy nhiên theo thống kê đến hết năm 2019 chỉ 20% doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Đa số doanh nghiệp thất bại là do chuyển đổi thiếu lộ trình và thiếu cân bằng giữa công nghệ và các nguồn lực nội bộ.
Chỉ 20% doanh nghiệp thành công khi chuyển đổi số
Trong một nghiên cứu được Trường Kinh doanh Harvard thực hiện năm 2020, 80% các CEO cho biết sẽ có những thay đổi nhằm áp dụng chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp của họ. Các CEO này kỳ vọng vào sự thay đổi lớn trong mô hình kinh doanh của họ trong vòng ba năm tới, dựa trên công nghệ số hóa.
Tuy nhiên, chuyển đổi số đúng nghĩa là một hành trình gian nan cho bất kỳ tổ chức nào. Tỷ lệ thành công thấp trong khi tỷ lệ thất bại dao động từ 60% đến 80% và tình hình này chưa thấy dấu hiệu cải thiện.
Vậy tại sao doanh nghiệp thất bại khi chuyển đổi số?
Thiếu chiến lược rõ ràng
Chuyển đổi số phải được đặt trong bối cảnh chiến lược doanh nghiệp rõ ràng. Nhưng vai trò của chuyển đổi trong chiến lược định hướng thường không được xác định rõ ràng. Điều này dẫn đến thiếu sự thống nhất trong các kế hoạch hành động của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến thất bại trong chuyển đổi số.
Lãnh đạo thiếu khả năng thúc đẩy chuyển đổi số
Công nghệ là thành phần thiết yếu của chuyển đổi số, tuy nhiên công nghệ chỉ là công cụ, để thành công cần có người vận hành. Bởi lẽ, chuyển đổi số không chỉ là một thay đổi nhỏ lẻ mà là sự chuyển đổi cấu trúc toàn diện. Nhiệm vụ này cần lãnh đạo có khả năng thúc đẩy đổi mới (transformational leaders). Những lãnh đạo này cần thể hiện khả năng quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu, giao quyền và động viên nhân viên.
Nền tảng văn hóa doanh nghiệp chưa thay đổi kịp thời để đáp ứng chuyển đổi số
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sáng tạo và phát minh ra những điều mới mẻ trong doanh nghiệp. Đây được cho là yếu tố quyết định đến khả năng thành công trong chuyển đổi số.
Giống như các cuộc cải cách hoặc thay đổi lớn, doanh nghiệp thường vấp phải phản kháng từ các bên liên quan cả bên trong và ngoài tổ chức, khiến rủi ro có thể gia tăng trong quá trình chuyển đổi số. Quá trình này sẽ thuận lợi hơn khi văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và thất bại, để họ có thể học cách thích ứng nhanh chóng.
Trong nhiều doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa phải là mối quan tâm lớn nhất của lãnh đạo. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy vì nguồn lực hạn chế nên nhiều lãnh đạo sợ thất bại, thậm chí còn xử phạt sai phạm. Thêm vào đó, văn hóa đổ lỗi của nhiều lãnh đạo khiến nhân viên ngại bước ra khỏi vùng an toàn của mình, do đó mà việc triển khai chiến lược chuyển đổi số trở nên chông chênh và gian nan hơn.
Hiểu sai vai trò và năng lực số, quá phụ thuộc vào công nghệ mà bỏ qua các yếu tố khác
Năng lực số của doanh nghiệp không chỉ là phần cứng (ICT infrastructure) mà là tổng hợp nhiều năng lực khác như hạ tầng công nghệ, quy trình thu thập và quản lý dữ liệu, khả năng phân tích, khả năng đưa ra các giải pháp dựa trên phân tích dữ liệu và công nghệ, và khả năng bảo mật.
Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp ngộ nhận hoặc hiểu chưa đầy đủ về năng lực số. Doanh nghiệp chỉ chú trọng đến phần cứng nên đã lao vào đầu tư các dự án công nghệ tốn kém. Tuy nhiên, những giải pháp đưa ra lại không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng và nhân viên vì sự yếu kém ở những năng lực số khác.
Chuyển đổi số về cơ bản là một quá trình của con người
Chuyển đổi số có thể được định nghĩa là quá trình thay đổi tổ chức, tận dụng các công nghệ kỹ thuật số và mô hình kinh doanh, để chuyển đổi hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Để tạo điều kiện và duy trì sự thay đổi mang tính chuyển đổi này đòi hỏi đầu tư chiến lược vào con người – xây dựng cái nhìn sâu sắc về nhu cầu, cảm xúc và động lực cốt lõi của họ và cung cấp hỗ trợ để họ phát triển trong môi trường số và trở nên năng động hơn. Chính vì vậy những thay đổi trong văn hóa và môi trường đặc biệt quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số thành công toàn diện.
Thay đổi cách thức truyền thông nội bộ bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật số
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, doanh nghiệp thành công hơn khi xây dựng cách vận hành mới bằng cách áp dụng công nghệ số. Như chúng ta đã thấy trong các nỗ lực chuyển đổi, thông tin liên lạc rõ ràng là rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Cụ thể hơn, khi cách thức truyền thông liên lạc thay đổi các tổ chức thành công có xu hướng chuyển tiếp một câu chuyện phong phú hơn những tổ chức khác. Các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành công là các mục tiêu rõ ràng cho các chỉ số hoạt động chính của tổ chức và thông tin rõ ràng về tiến trình của quá trình chuyển đổi.
Doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm những công cụ giao tiếp khoa học, thông minh và bảo mật hơn. Chatwork đưa ra giải pháp chat dành cho doanh nghiệp và áp dụng thành công cho hơn gần 273,000 Doanh nghiệp Nhật Bản và các nước khác. Với nền tảng tích hợp công cụ giao tiếp chuyên dụng, cơ cấu nhóm chat điều chỉnh phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tích hợp với tính năng giao việc giúp các doanh nghiệp tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả, các nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các vấn đề pháp sinh, hiểu các ý kiến đóng góp của nhân viên, linh hoạt điều chỉnh và cải tiến công việc kịp thời để đạt được hiệu quả công việc cao nhất.
Chatwork – nền tảng chat chuyên dụng dành riêng cho doanh nghiệp giúp các nhà quản lý và CEO giải quyết được các vấn đề trên dựa trên giải pháp cấu trúc nhóm chat một cách có hệ thống và linh hoạt theo mô hình doanh nghiệp. Đồng thời áp dụng phương pháp Horenso – phương pháp giao tiếp mà bất cứ người Nhật nào cũng được đào tạo khi đi làm để tối ưu hoá việc giao tiếp và ứng dụng công nghệ vào giao tiếp.