Enterprise resource planning software, viết tắt là ERP, là một giải pháp phần mềm ra đời cũng đã khá lâu với mục đích hỗ trợ việc quản trị một công ty.
Phần mềm này không sử dụng cho từng cá nhân mà sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong các hoạt động thường nhật của mình, bởi vậy mới có chữ “Enterprise” (doanh nghiệp, công ty) trong cái tên của nó.
Chức năng chính của ERP đó là tích hợp tất cả mọi phòng ban, mọi chức năng của công ty lại trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ theo dõi hơn, nhưng đồng thời cũng đủ linh hoạt để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau.
Nói cách khác, bạn có thể tưởng tượng ERP như một phần mềm khổng lồ, nó có khả năng làm được những việc về tài chính, nhân sự, sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và rất rất nhiều những thứ khác.
Thường thì ở trong các doanh nghiệp, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng app riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc phần mềm không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian. Còn ERP thì gom hết tất cả những thứ này lại với nhau và chỉ sử dụng một cơ sở dữ liệu duy nhất để tất cả mọi người, mọi phòng ban đều có thể truy cập vào và chia sẻ dữ liệu cho nhau.
Chính vì lợi ích như thế nên hiện nay ERP được nhiều doanh nghiệp tin dùng, Diễn đàn ERP trên TGVT – PCW B 12/2004 cũng đã được bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng, gửi ý kiến tham gia. Chúng tôi xin phép được trích đăng ý kiến của các nhà sản xuất, tư vấn ERP trong và ngoài nước. Đó là các nhận xét về ERP nội và ngoại, xu hướng triển khai ERP… Tuy có nhiều quan điểm về ERP, nhưng tập trung lại sẽ giúp bạn đọc nắm bắt tình hình phát triển ERP trên thế giới và tại Việt Nam.
Ứng dụng ERP cần quyết tâm
Điều quan trọng khi áp dụng ERP là làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy, các bước triển khai của các nhà tư vấn phải chặt chẽ: yêu cầu đổi mới những điểm không phù hợp với quy trình quản lý hiện đại, xây dựng mô hình quản lý mới. Sau khi có mô hình rồi, dựa trên quy chuẩn quản lý của ERP để bổ sung các tính năng cho phù hợp với DN.
ERP không chỉ là một PM mà còn là quy trình quản lý. Vì vậy, DN muốn áp dụng ERP phải quyết tâm và sẵn sàng thay đổi những gì không phù hợp. DN nên lựa chọn nhà tư vấn đã có kinh nghiệm triển khai ERP và cần có tài chính đủ mạnh để theo đuổi quá trình triển khai.
Cùng xem phân tích chuyên sâu hơn của các chuyên gia về ERP tại đây:
http://meliasoft.com.vn/xu-h%C2%ADuong-erp-theo-nganh/.