Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Kế toán tinh gọn – Nền tảng phát triển doanh nghiệp

CMA PR T10.2017 - 850x360

Cuốn sách nổi tiếng “Lean Start-up” (Tạm dịch “Doanh nghiệp khởi nghiệp tinh gọn”) của Eric Ries đã là kim chỉ nam cho rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả công ty chỉ sau một thời gian ngắn. Nền tảng của phương pháp “Lean Start-up” là phát triển quy trình kinh doanh làm thế nào rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm để đưa đến tay khách hàng một cách sớm nhất với chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Vấn đề đối với một doanh nghiệp bắt đầu áp dụng phương pháp quản trị tinh gọn thì sớm hay muộn hệ thống kế toán sẽ không thể theo kịp và sẽ kéo quy trình kinh doanh tụt hậu. Theo đó, khái niệm Lean Accounting (Kế toán tinh gọn) được phát triển nhằm nâng cấp hệ thống kế toán theo kịp với quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Lean Accounting được định nghĩa là phương pháp kế toán, kiểm soát, đo lường nhằm đáp ứng yêu cầu của chiến lược tinh gọn của doanh nghiệp. Những đóng góp lớn nhất của Lean Accounting là thay đổi hệ thống kế toán cổ điển, chỉ nhằm đối phó với cơ quan quản lý, bằng cách cung cấp các thông tin và phân tích hữu ích cho các chủ doanh nghiệp trong việc thực thi chiến lược tinh gọn để vận hành doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Ví dụ điển hình cho việc áp dụng Lean Accounting trong một môi trường quản trị tinh gọn là sự thay đổi trong hệ thống lập kế hoạch ngân sách và quản trị chi phí. Lập kế hoạch ngân sách của phần lớn các doanh nghiệp hiện tại đang thực hiện theo dạng thức cổ điển. Các đầu mục ngân sách được lập theo yếu tố chi phí (Cost by Nature). Các báo cáo hoạt động đánh giá thực hiện và ngân sách theo đầu mục yếu tố chi phí đã khiến những nhà quản lý không thể hình dung được các quy trình kinh doanh đang thiếu hiệu quả ở chỗ nào, các hoạt động nào đang gây lãng phí cho doanh nghiệp. Với Lean Accounting, ngân sách được lập theo từng quy trình kinh doanh với chi tiết từng hoạt động. Thực tế chi phí phát sinh cũng được phân bổ và ghi chép cho từng quy trình kinh doanh và chi tiết hoạt động. Và khi so sánh với dự toán, nhà quản lý có thể hiểu rằng quy trình kinh doanh hay chi tiết hoạt động nào đang vượt dự toán. Từ đó họ hiểu rằng sẽ phải điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với thực tế như thế nào tránh việc kiểm soát ngân sách làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Nhà quản lý cũng đánh giá được rằng quy trình nào đang lãng phí, hoạt động nào đang kém hiệu quả và nguyên nhân vì sao để có thể ra các quyết định tăng cường hoặc sửa chữa các khiếm khuyết, loại trừ nguồn tạo ra sự lãng phí và thiếu hiệu quả.

Kế toán tinh gọn cũng tham gia vào toàn bộ các khâu trong quản trị một doanh nghiệp. Phương pháp này góp phần thay đổi cách đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên, của các bộ phận trong doanh nghiệp, tối ưu hoá quy trình sản xuất kinh doanh, tối ưu hoá quy trình nghiên cứu và phát triển. Với nền tảng chính của hệ thống kế toán tinh gọn là “loại bỏ lãng phí” bằng cách cung cấp thông tin chi tiết cho nhà quản lý ra các quyết định sửa chữa khiếm khuyết phù hợp. Đồng thời, với các quyết định quản lý phù hợp thì tăng cường động lực cho đội ngũ. Và cuối cùng cải thiện chuỗi giá trị, đưa sản phẩm chất lượng cao nhất, nhanh nhất đến khách hàng, tức là tạo giá trị cho khách hàng.

Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA Australia) là tổ chức hướng tới những người làm quản lý, quản lý tài chính và kế toán. Với Slogan “Trở thành Giám đốc tài chính chiến lược”, một hội viên CMA sẽ được trang bị kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn với chương trình CMA để quản trị và vận hành một doanh nghiệp tinh gọn. Lúc này, người làm kế toán và tài chính thực sự tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2014, CMA Australia đã đào tạo và cấp chứng chỉ cho gần 100 hội viên đầu tiên. Các hội viên CMA hiện đang trải rộng ở các vị trí quản lý từ cao cấp đến trung cấp của các tổ chức lớn như các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MB, ANZ, các tập đoàn như Viettel, Vingroup, các hãng kiểm toán EY, AASC, An Việt, và các công ty đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

 

Ảnh: CMA Australia Grand Conference 2016 – Nơi gặp gỡ của những nhà quản lý Việt Nam

Chị Lê Thị Huyền Diệu, Trưởng phòng Tài chính tổng hợp và Chế độ kế toán, Ngân hàng Vietcombank, hội viên CMA cho biết “thông tin và kinh nghiệm từ chương trình CMA mang đến cho hội viên một cơ hội tiếp cận và áp dụng phương pháp và quy trình quản trị mới, đặc biệt quản trị tinh gọn và kế toán kiểm soát chi phí và hiệu quả hoạt động. Những phương pháp này có thể áp dụng ngay vào công việc thực tế.”

Để tìm hiểu thông tin về Chương trình CMA, vui lòng truy cập website chính thức của CMA Australia tại Việt Nam: www.cmaaustralia-vietnam.org

Chương trình CMA gần nhất tại Hà Nội vào 21/10/2017:

http://www.afa.edu.vn/course/afa-ha-noi-chuong-trinh-cma-australia-tro-thanh-giam-doc-tai-chinh-chien-luoc-10-2017/

 

 

Exit mobile version