Khổng Minh – Phân tầng chiến lược ngày xưa, ngẫm về quản trị doanh nghiệp ngày nay

Đăng bởi: Phạm Hằng - Friday 27/04/2018 - 4838 lượt xem.

CHIẾN LƯỢC TẦNG CAO – LƯU BỊ TAM CỐ THẢO LƯ CÂU HIỀN

Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh được người đời nhắc đến với biệt hiệu “Ngọa Long Tiên Sinh”, ý so ông với con rồng, trước mắt còn chờ thời. Ba lần Lưu Bị dẫn anh em Quan, Trương đến bái kiến, mời Khổng Minh làm quân sư. Khổng Minh trong quá trình sống ẩn dật chờ minh chủ, ông đã tổ chức một đội quân tình báo thật sự hiệu quả để thu thập thông tin chiến sự khắp cả nước, chính điều này đã giúp ông luôn có những phân tích chính xác khi quyết định kế sách sau này. Ngay buổi gặp đầu tiên, Lưu Bị đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi sự am hiểu và phân tích hợp lý của Khổng Minh trong chiến lược tổng thể dành cho nhà Thục Hán nhằm mục tiêu thống nhất đất nước:

“Nay Tào Tháo có tới vạn dân, ép thiên tử lệnh cho chư hầu, trước mắt tất nhiên không ai có thể cạnh tranh được với ông ta. Còn Tôn Quyền, ông ta có Trường Giang hiểm trở, dân chúng thuận theo ông ta, người có tài năng vì ông ấy mà tận lực, vì thế, đối với ông ta chỉ có thể liên kết, không thể thay chủ ý của ông ta. Kinh Châu địa thế hiêm trở, bắc có Hán Thủy, Miễn Thủy, nam thông với Nam Hải, đông liền với Ngô Hội, tây thông với Ba Thục, đây là đất dụng binh. Nhưng chủ tướng của Kinh Châu là người bình thường, Tướng quân cần giành lấy thay ông ta. Ích Châu là nơi thiên nhiên hiểm trở, dễ giữ, khó đánh, nơi ấy đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, sau này có thể gọi là “thiên phủ chi quốc”. Tướng quân nếu có thể trước hết chiếm được Kinh Châu, đặt vững chân, rồi chiếm Ích Châu, lo toan việc nước việc dân, tăng cường sức mạnh, liên hợp với Tôn Quyền, hòa hảo với các dân tộc tây nam, sau đó đợi thời cơ, phát triển về hướng Trung Nguyên. Như vậy, sự nghiệp thống nhất thiên hạ mới có thể thành công được”

Dựa trên thực lực quân Lưu Bị, kết hợp với với nhận định tình thế, Khổng Minh và Lưu Bị đã vạch rõ mục đích tối thượng và chiến lược tầng cao làm kim chỉ nam cho tất cả hành động sau này.

quan tri doanh nghiep ngay nay

CHIẾN LƯỢC TẦNG TRUNG – QUAN VÂN TRƯỜNG TRẤN GIỮ KINH CHÂU

Tháng 12 năm 211, Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên, Quan Vũ ở lại giữ Kinh Châu. Một trong những nhiệm vụ chiến lược của Quan Vũ là giữ bằng được Kinh Châu, hòa hảo với Đông Ngô – Tôn Quyền. Kinh Châu là bàn đạp quan trọng cung cấp lương thực, nhân lực tiếp viện khi nhà Thục đánh Tào. Chiến lược tầng trung đang hỗ trợ cho chiến lược tầng cao toàn cục mà Khổng Minh đã vạch ra từ buổi gặp mặt đầu tiên với ba anh em. Chỉ tiếc Quan Vũ khi triển khai chiến lược tầng trung không toàn tâm toàn ý theo chiến lược tầng cao, ông vì tranh công mà tự dẫn quân Kinh Châu đánh Tương Phàn, kết cục là nhà Thục mất Kinh Châu vào tay Lữ Mông, Lục Tốn và Quan Vân Trường trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Khổng Minh sau này đích thân dẫn quân chinh phạt Tào sáu lần và thất bại. Một trong những nguyên nhân chính thất bại của quân Thụ  là việc tiếp tế quân nhu quá xa và hiểm trở, chính Khổng Minh cũng từng than thở về việc mất Kinh Châu ảnh hưởng đến chiến lược tầng cao của ông.

CHIẾN LƯỢC TẦNG THẤP – TRIỆU TỬ LONG PHÁ VẠN QUÂN CỨU ẤU CHÚA

Triệu Vân tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là một trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục. Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Lưu Bị cùng Khổng Minh đã đề ra chiến lược ngay thời điểm đó là bảo toàn lực lượng quân và dân. Trên đường rút chạy, Triệu Tử Long phát hiện ra phu quân và con trai Lưu Bị bị lạc trong đám hỗn loạn. Chiến lược thực thi tức thời của ông  là bằng mọi giá bảo vệ con trai Lưu Bị. Triệu Tử Long đơn thương độc mã quay lại cứu Ấu Chúa, đánh nhau với hàng vạn quân Tào như chốn không người và sử sách đã ghi nhận như một trong những giai thoại nổi tiếng bậc nhất thời Tam Quốc.

CHUYỆN XƯA NHÌN VỀ CHIẾN LƯỢC NGÀY NAY

Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh quốc (CIMA) đã giới thiệu chiến lược phân tầng trong chương trình giảng dạy dành cho chuyên viên kế toán quản trị. Hofer and Schendel đã nghiên cứu và phân tầng chiến lược gồm có:

Corporate Strategy (tạm dịch chiến lược cấp tập đoàn): đây là chiến lược tổng quát nhất của một tổ chức. Việc đa dạng hóa hoặc giới hạn hoạt động kinh doanh là một phần của Corporate Strategy.

Business Strategy (tạm dịch chiến lược đơn vị cơ sở): đây là cách tiếp cận một thị trường cụ thể hoặc chiến lược của đơn vị cơ sở độc lập. Việc phân khúc thị trường nhằm đạt lợi thế cạnh tranh được xem thuộc chiến lược Business Strategy.

Operation and functional strategy (tạm dịch chiến lược hoạt động của phòng ban): thuộc về chiến lược này có thể nêu ra là chiến lược giá sản phẩm, đầu tư nhà máy, chính sách nhân sự…..Sự thành công của chiến lược tổng thể phụ thuộc vào sự thực thi chiến lược của tầng này.

Ngoài ra, cũng có thể phân chiến lược thành 3 loại:

  • Financial strategy (chiến lược tài chính): là việc kêu gọi vốn và thỏa mãn yêu cầu của nhà đầu tư về thu nhập rủi ro đầu tư vốn. Chiến lược tài chính thể hiện trong một doanh nghiệp qua cấu trúc vốn, chính sách chia cổ tức, mối quan hệ với nhà đầu tư, quản lý rủi ro và phòng ngừa.
  • Investment and resource strategy (chiến lược đầu tư và tài nguyên): đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả. Chiến lược này có thể là mua nhà xưởng, sản phẩm hoặc nhãn hàng mới, phát triển bằng cách mua doanh nghiệp….
  • Competitive strategy (chiến lược cạnh tranh): chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Chiến lược cạnh tranh tạo lợi nhuận cần có sự hỗ trợ của chiến lược tài chính. Có thể nói các chiến lược này liên quan chặt chẽ với nhau.

Có thể thấy không phải quản trị hiện đại ngày nay mới có phân tầng chiến lược mà từ thuở Tam Quốc, chiến lược là phần không thể thiếu trong việc điều binh khiển tướng. Chiến lược dù ở tầng thấp vẫn cần hòa hợp và tuân theo mục tiêu chung của chiến lược tổng thể, như vậy mới có thể đạt được kỳ vọng đã đề ra từ lúc hình thành chiến lược.

Thanh Nam

MA, CIMA Advanced Diploma, CPA (VN)

Nguồn tham khảo:

-Sách CIMA E3 Strategic Management – nhà xuất bản Kaplan- Anh Quốc.

-Internet

—-

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Hoàn thành chương trình CIMA, học viên sẽ gia nhập vào Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán Quản trị CIMA với hơn 600.000 hội viên và học viên, cùng lúc nhận được danh hiệu CGMA (Chartered Global Management Accountant) – Kế toán Quản trị Công chứng Toàn cầu – do CIMA và Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đồng sáng lập. Chức danh CGMA nâng cao ngành nghề kế toán quản trị, và được công nhận trên thế giới là chứng chỉ tài chính phù hợp nhất cho kinh doanh.

Ngay trong tháng 5/2018, FTMS tổ chức hội thảo & học thử CIMA P1 – Kế toán quản trị doanh nghiệp. Tham gia buổi này, các anh/chị sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về chương trình CIMA và trải nghiệm tiết học thực tế môn P1 – Kế toán quản trị doanh nghiệp.

Hội thảo & học thử CIMA P1 – Kế toán quản trị doanh nghiệp

► Thời gian: 18g30 thứ Ba ngày 15/5/2018

► Địa điểm: Tầng 3 tòa nhà Itaxa, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM

► Link đăng ký: https://goo.gl/E855wy

Thông tin chi tiết liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) – (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima