OMO là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính. Vậy lãi suất OMO là gì và có vai trò như thế nào trong thị trường mở? Cùng Webketoan tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
OMO là gì?
OMO (Open Market Operations) có nghĩa là Nghiệp vụ thị trường mở. Theo Luật ngân hàng Nhà nước 2010, Nghiệp vụ thị trường mở được xem là một trong những công cụ để ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách mua bán giấy tờ có giá đối với các tổ chức tín dụng.
Theo Điều 3 Thông tư 42/2015/TT-NHNN, Nghiệp vụ thị trường mở là hành vi mua, bán giấy tờ có giá đối với các thành viên và được thực hiện bởi ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích kiểm soát cung tiền. Giấy tờ có giá cần phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 10 Thông tư 42/2015/TT-NHNN để có thể được giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Nghiệp vụ thị trường mở được xem là yếu tố then chốt đối với những thay đổi trong lượng tiền cơ sở khi có thể làm tăng hoặc giảm lượng cung ứng tiền tệ thông qua việc giảm cơ số tiền tệ bằng cách thực hiện các hoạt động mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở. Có thể nói, Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ có vai trò quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thực hiện Nghiệp vụ thị trường mở từ ngày 12/7/2000 cho đến nay. Với sự phát triển ở cả chất lượng hoạt động, quy mô và tổ chức, Nghiệp vụ thị trường mở thành công trở thành công cụ phục vụ cho hoạt động điều tiết tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
Lãi suất OMO là gì?
4 loại lãi suất chính trong hoạt động của Ngân hàng Việt Nam bao gồm:
- Lãi suất tái cấp vốn
- Lãi suất trên thị trường mở (Lãi suất OMO)
- Lãi suất cơ bản
- Lãi suất chiết khấu
Lãi suất OMO là lãi suất trong giao dịch bơm vốn đến các thành viên trên thị trường mở và được công bố bởi ngân hàng Nhà nước. Đây là loại lãi suất có giá trị % cao nhất nhờ vào hoạt động mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn.
Bên cạnh đó, lãi suất OMO là lãi suất linh hoạt vì khả năng chủ động điều hành linh hoạt đến từ ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
Ví dụ: Theo hình ảnh dưới đây, ta có thể biết được lãi suất OMO vào ngày 28/7/2022 đối với hình thức mua có kỳ hạn 7 ngày là 4%/năm.
Bơm tiền vào OMO là gì?
Bơm tiền vào OMO là thuật ngữ chỉ hành động bơm tiền của ngân hàng Nhà nước vào hệ thống ngân hàng thông qua kênh nghiệp vụ thị trường mở nhờ vào các giao dịch mua, bán có kỳ hạn hoặc mua hẳn giấy tờ có giá của ngân hàng thành viên. Trong đó:
- Mua có kỳ hạn: Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ ngân hàng thành viên. Song song với đó, ngân hàng thành viên cũng cần cam kết sẽ tiến hành mua lại những giấy tờ này sau một khoảng thời gian nhất định.
- Mua hẳn: Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá từ ngân hàng thành viên. Ở trường hợp này, ngân hàng thành viên sẽ không cần cam kết sẽ tiến hành mua lại những giấy tờ này sau một khoảng thời gian nhất định.
Hoạt động bơm tiền vào OMO sẽ được tiến hành khi các ngân hàng thành viên gặp khó khăn trong quá trình thanh toán.
Ví dụ: Thị trường biến động mạnh, người dân có xu hướng rút tiền cao hơn bình thường dẫn đến hoạt động thanh khoản của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Lúc này, ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời đưa ra khối lượng tiền lớn bằng cách mua vào giấy tờ có giá để hỗ trợ các ngân hàng thành viên.
Đặc điểm của thị trường mở OMO
- Quyết định sự thay đổi lượng tiền cung ứng trên thị trường
Nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò quyết định trong hoạt động thay đổi cơ số tiền tệ. Lý do là vì hoạt động mua, bán giấy tờ có giá trên thị trường mở sẽ gây biến động cho lượng tiền tệ cung ứng trên thị trường.
Ví dụ: Khi ngân hàng Trung ương thực hiện mua giấy tờ có giá từ các ngân hàng thành viên sẽ làm tăng tổng lượng cơ sở dẫn đến tăng lượng cung tiền.
- Ưu tiên sử dụng trái phiếu Chính phủ
Theo lý thuyết, ngân hàng Trung ương có thể chủ động điều chỉnh lượng cung tiền thông qua giao dịch giấy tờ có giá. Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn các loại giấy tờ có giá đều ở trong tình trạng không sẵn sàng thanh toán vì tính thanh khoản thấp. Vì thế, ngân hàng Trung ương cần tiến hành mua, bán giấy tờ có giá một cách tiện lợi và nhanh chóng để điều chỉnh cung tiền kịp thời nhằm đảm bảo nghiệp vụ thị trường mở diễn ra một cách hiệu quả.
Giấy tờ có giá khi được đem ra giao dịch cần có tính chất trao đổi linh hoạt cũng như không gây đổ vỡ hay bóp méo thị trường. Vì vậy, ở hầu hết các quốc gia, ngân hàng Trung ương thường ưu tiên sử dụng trái phiếu Chính phủ.
Vai trò của thị trường mở OMO
Đối với thị trường tiền tệ
Thị trường mở OMO có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam khi giúp hoạt động mua, bán giấy tờ có giá trở nên sôi động nhờ vào sự tham gia của ngân hàng Thương mại, ngân hàng Trung ương, tổ chức tín dụng,…
Đối với ngân hàng Thương mại cũng như các tổ chức tín dụng
Thị trường mở OMO giúp các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi một cách tối ưu và đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh bằng hoạt động mua, bán giấy tờ có giá khác.
Đối với ngân hàng Nhà nước
Thị trường mở OMO giúp ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng về mức lãi suất thị trường, điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn ở các tổ chức tín dụng cũng như điều hành được chính sách tiền tệ một cách chủ động.
Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát được mức lãi suất bằng việc mua bán các giấy tờ có giá ở trong ngắn hạn đồng thời chủ động điều tiết dự trữ tiền mặt của tổ chức tín dụng. Điều này giúp ngân hàng TW có thể thực hiện tốt hơn mục tiêu chính sách tiền tệ tại các giai đoạn kinh tế khác nhau.
Trên đây là định nghĩa về lãi suất OMO là gì cũng như những thông tin liên quan đến vai trò của lãi suất OMO trên thị trường mở. Đây được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ khi đóng vai trò quan trọng đối với sự thay đổi trong lượng tiền cơ sở.
Nguồn tham khảo: dnsn, luatminhkhue,