Lao động nghỉ ngang có được chốt và trả lại sổ BHXH?

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 07/10/2016 - 7994 lượt xem.

Căn cứ:

– Khoản 2, Khoản 3, Điều 37, Luật Lao động
– Điều 43, Luật Lao động
– Khoản 3, Điều 126, Luật lao động

– Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Luật lao động

Theo đó:

Lao động tự ý nghỉ việc không báo trước

– Trường hợp người lao động có thông báo với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ việc (bằng văn bản hoặc bằng lời nói) nhưng vi phạm thời gian báo trước cho người sử dụng lao động biết trước khi nghỉ việc theo quy định của Bộ luật Lao động thì thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động:

+ Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

+ Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định.

– Trường hợp người lao động nghỉ việc đột xuất mà không có thông báo cho người sử dụng lao động biết trước (Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng) thì người sử dụng lao động căn cứ vào Nội quy lao động của Công ty, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định tạ (được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH )

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Nguồn tham khảo: Hệ thống đối thoại doanh nghiệp – Sở lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM