Khi xem các bản tin tài chính, chắc hẳn bạn đã từng được nghe về thuật ngữ lợi nhuận ròng ít nhất một lần. Đây được coi là thước đo giúp phản ánh một cách chính xác hiệu quả hoạt động và khoản lợi nhuận mà chủ sở hữu và các cổ đông có thể nhận được. Vậy, lợi nhuận ròng là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp? Cùng Webketoan tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng (Net Profit – hay còn gọi là lãi ròng, lãi thuần, thu nhập ròng) là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng một khái niệm “lợi nhuận”.
Như vậy, lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế thực tế là tên gọi để chỉ phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta còn biết đến chỉ số này với nhiều tên gọi khác như lãi ròng…
Ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp
Ý nghĩa của lợi nhuận ròng
- Đối với các khoản đầu tư: Trước khi quyết định trở thành cổ đông của một doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ xem xét đến lợi nhuận ròng mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại. Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lãi thuần bền vững sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư nhờ đảm bảo khả năng sinh lời thay vì thua lỗ.
- Đối với các khoản cho vay: Thu nhập ròng sẽ là điều được ngân hàng/người cho vay quan tâm trước tiên khi doanh nghiệp có nhu cầu vay nợ. Đây một trong những yếu tố chứng minh khả năng hoàn trả khoản vay.
- Đối với doanh thu: Lợi nhuận thu về sau thuế cần được theo dõi sát sao để doanh nghiệp có thể nắm được tình trạng lãi ròng và triển khai kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận phù hợp.
- Đối với các khoản thua lỗ: Một số doanh nghiệp start-up có khả năng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ, đặc biệt là khi thương hiệu vẫn chưa có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Việc dự đoán trước khoản lãi thuần đạt được sẽ giúp doanh nghiệp có một hình dung chính xác về mức lỗ ròng và thời gian kết thúc lỗ dự kiến để duy trì hoạt động kinh doanh trong những năm đầu tiên.
Vai trò của lợi nhuận ròng
- Lợi nhuận ròng là cơ sở để đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
Lợi nhuận ròng tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khoản lợi nhuận sau thuế càng lớn thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Ngược lại, nếu giá trị này nhỏ hơn 0, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ dẫn đến phá sản.
Vậy nên, hiểu về lợi nhuận ròng là gì cũng như cách tính toán chính xác sẽ giúp nhà quản trị phát hiện ra vấn đề kịp thời và tìm ra hướng giải quyết đúng đắn.
- Mỗi ngành nghề có tỷ suất lãi thuần khác nhau
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư chỉ nên so sánh tỷ suất lãi thuần với tỷ suất bình quân toàn ngành hoặc đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong một khoản thời gian nhất định.
Giá cả của sản phẩm/dịch vụ cần được điều chỉnh một cách hợp lý để có thể đảm bảo lợi ích kinh tế chung cho doanh nghiệp sau khi đóng thuế. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động cũng cần được tối ưu dưới 30% trên tổng doanh thu để nâng cao lợi nhuận.
Công thức tính lợi nhuận ròng của doanh nghiệp
Cách 1: Tính trực tiếp
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Cách 2: Tính từ lợi nhuận gộp
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan
Lợi nhuận ròng là một chỉ số quan trọng khi được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để các nhà quản trị có thể tiến hành xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển tiếp theo cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về lợi nhuận ròng là gì, tầm quan trọng của chỉ số đối với doanh nghiệp cũng như cách tính chính xác.
Nguồn tham khảo:
jes.edu.vn
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp UEH
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin và các bài viết khác về kế toán quản trị tại webketoan.vn