Mô hình chi phí mục tiêu Target costing và các bước thực hiện

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Thursday 01/06/2023 - 2426 lượt xem.

Đối với những nhà quản trị thì việc quản lý chi phí phát sinh trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao để có thể hoạch định và kiểm soát được tốt các khoản chi phí. Target costing là một phương pháp quản lý chi phí nhằm đưa ra giá thành sản phẩm phù hợp với mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về target costing và tầm quan trọng của nó, cũng như các bước để thực hiện target costing trong doanh nghiệp.

 Xem thêm: Chi phí và cách phân loại chi phí trong kế toán quản trị

Marginal Costing là gì? Các bước xác định lợi nhuận theo phương pháp tính chi phí cận biên

Mô hình chi phí mục tiêu – Target costing là gì?

Mô hình chi phí mục tiêu là mô hình xác định một mức chi phí mục tiêu mà tại đó một sản phẩm được được bán ra sẽ đạt được mức lợi nhuận theo yêu cầu. Trong target costing, mức giá bán sản phẩm được xác định trước, và từ đó cả đội ngũ hoạch định chi phí để đưa ra sản phẩm đó với giá thành phù hợp.

Bởi vì, trong một thị trường cạnh tranh, chúng ta không thể xác định giá bán dựa trên giá thành sản xuất của mình được. Chúng ta phải đưa ra mức giá bán hợp lý dựa theo giá cả thị trường chung trước, trừ đi lợi nhuận mong muốn và từ đó xác định được giá thành sản phẩm mục tiêu. Điều này làm cho phương pháp chi phí mục tiêu khác với phương pháp chi phí truyền thống.

target costing

Công thức tính Chi phí mục tiêu – Target cost

Chi phí mục tiêu = Giá bán – Lợi nhuận mong muốn

Target cost =Target selling price – Target profit

Trong đó: Giá bán mục tiêu là mức giá ước tính mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ.

Lợi ích của hệ thống kế toán chi phí mục tiêu

Tính ưu việt của phương pháp kế toán chi phí mục tiêu đã được thừa nhận trên thế giới, vì đây là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi trong liên kết giữa các bộ phận của công nghệ sản xuất, làm thay đổi quan điểm truyền thống về kế toán quản trị chi phí.

Phương pháp kế toán chi phí mục tiêu:

  • Cho phép nhà quản lý có thể tạo ra, hoặc mua các sản phẩm với chi phí thấp nhất để cung cấp ra thị trường những sản phẩm ở mức giá thấp để thu hút một lượng khách hàng lớn.
  • Giúp nhà quản trị có giảm thiểu thời gian chu kỳ sản phẩm. Việc giảm thời gian chu kỳ đồng nghĩa với việc nhà quản lý sẽ loại bỏ được sự lãng phí không cần thiết và không làm tăng giá trị đến giai đoạn cuối cùng là khách hàng.
  • Giúp DN khả năng sinh lợi lớn hơn, đề cập đến 2 yếu tố trong lợi nhuận là chi phí và giá cả. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu bằng cách phát triển sản phẩm và định giá cơ bản dựa trên chi phí. Đầu tiên bắt đầu với giá cả thị trường, nhà quản lý giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ kết thúc với một sản phẩm có lợi và giá trị của khách hàng có giá trị.

Các bước thực hiện mô hình chi phí mục tiêu

  • Xác định đặc điểm sản phẩm trong đồ ước tính khối lượng bán hàng đầy đủ

(Determine a product specification of which an adequate sales volumne is estimated)

  • Quyết định gi bán mục tiêu mà tại đó công ty có thể bán sản phẩm thành công và đạt được thị phần mong muốn

(Decide a target selling price)

  • Ước tính lợi nhuận mong muốn dựa trên tỷ suất lợi nhuận yêu cầu

(Estimte the required profit based on required profit margin)

  • Tính toán chí phí mục tiêu

Target cost =Target selling price – Target profit

  • Ước tính chi phí dựa trên đặc điểm thiết kế ban đầu và mức độ chi phí hiện tại

(Estimate cost of product based on the initial derign specification and current cost levels)

  • Tính toán khoảng cách chí phí mục tiêu

Target cost gap= Estimated cost – Taget cost

  • Tìm cách để giảm thiếu khoảng cách trên

(Make efforts to lose the gap)

Ví dụ minh họa:

ABC Cosmetics quan tâm đến việc sản xuất một sản phẩm mascara mới và công ty sử dụng Mô hình chi phí mục tiêu để tìm ra chi phí mục tiêu cho mỗi đơn vị mascara mới của họ. ABC Cosmetics thực hiện nghiên cứu thị trường và xác định giá bán mục tiêu của ABC cho sản phẩm mới của họ là 10$. Tỷ suất lợi nhuận mong muốn của công ty đối với sản phẩm mascara mới là 20%. Chi phí ước tính Estimated cost được xác định là 6.5$

Yêu cầu: Tính chi phí mục tiêu và khoảng cách chi phí mục tiêu cho sản phẩm mascara.

Lời giải:

Chi phí mục tiêu = Giá bán – Lợi nhuận mong muốn

Giá bán Selling Price = 10$

Lợi nhuận mong muốn Profit Margin = 10$ x 20% = 2$

=> Chi phí mục tiêu Target cost = 10$ – 2$ = 8$

=> Khoảng cách chi phí mục tiêu Target cost gap = Estimated cost – Taget cost = 8$ – 6.5$ = 1.5$

Như vậy, Công ty ABC phải tìm cách để giảm thiểu mức 1.5$ nhiều nhất có thể.

Phương pháp giảm thiểu khoảng cách chi phí mục tiêu

Chi phí mục tiêu sẽ được tách thành từng hạng mục như sản xuất, marketing, bán hàng…Sau đó, từng hạng mục chi phí này sẽ được phân bổ thành từng khu vực chức năng của sản phẩm. Các doanh nghiệp sẽ phải quản lý chặt chẽ chi phí của từng hạng mục này sao cho không vượt quá chi phí mục tiêu thông qua việc cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất, cắt giảm các chi phí không cần thiết.

  • Giảm số lượng thành phần như là cắt giảm nguyên vật liệu của sản phẩm nhưng phải xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên cắt giảm hay không
  • Sử dụng nhân công giá rẻ, nhưng cần đảm bảo chất lượng
  • Sử dụng thành phần chuẩn thay vì những thành phần cao cấp làm tăng chi phí
  • Tiếp thu công nghệ mới để đạt hiệu quả hơn
  • Đào tạo nhân viên để tăng tính hiệu quả
  • Loại bỏ những hoạt động không làm tăng giá trị như là hoạt động tiếp thị lỗi thời
  • Sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau để xem xét giá của các nguyên vật liệu khác nhau từ đó tối ưu được chi phí (được xác định bằng cách phân tích các hoạt động trong quá trình sản xuất)

Target costing là một phương pháp quản lý chi phí quan trọng giúp cho doanh nghiệp đưa ra giá thành hợp lý cho sản phẩm và tăng cạnh tranh trên thị trường. Tính ưu việt của phương pháp đã được thừa nhận trên thế giới vì chi phí mục tiêu là một công cụ khích lệ và tạo thuận lợi cho việc liên kết giữa các bộ phận của quy trình chế tạo. Hi vọng qua bài viết này, Webketoan cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích về Mô hình chi phí mục tiêu Target costing.

Nguồn tham khảo: accaglobal.com, accountingtools.com