Tình huống 1:
Anh Nghĩa và Chị Trang là vợ chồng son mới cưới nhau, làm việc chung tại Công ty bán Hòm.
Hai anh/chị đã đóng bảo hiểm tại công ty 1 năm nay. Một hôm nọ, Chị Trang đi khám, phát hiện mình mang thai 1 tháng nay, phận là phụ nữ nên lo đủ thứ, lo tiền mua sữa, tả lót,… cho con. Chị được người ta mách về chế độ thai sản dành cho vợ và chồng có thể góp chút ít phí sinh đẻ cho chị nhưng chị không phải là kế toán, nhân sự nên không am hiểu làm thế nào để được hưởng?
|
Trả lời:
- Đối với chồng:
Số ngày nghỉ | Ghi chú |
05 ngày | |
07 ngày | Phẩu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi |
10 ngày | Sinh đôi, sinh ba trở lên thì cứ thêm 1 con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc |
14 ngày | Sinh đôi mà phải phẩu thuật |
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày đầu sinh con
Trường hợp Chị Trang không được đóng bảo hiểm, thì anh Nghĩa vẫn được hưởng trợ cấp thai sản bằng 2 tháng lương cơ sở (hiện tại 2* 1.210.000đ) + số ngày nghỉ 5-14 ngày (áp theo quy định ở trên).
2. Đối với vợ:
a, Chế độ thai sản:
- Phải đóng đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi sinh
- Nếu như phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đáp ứng điều kiện:
+ Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên (chị Trang đã đủ điều kiện).
+ Đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp nếu đã đủ điều kiện quy định ở trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng thai sản.
Lưu ý: Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
b, Khám thai:
- Được khám thai 5 lần, mỗi lần 01 ngày
- Ở xa cơ sở khám bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
c, Chế độ dưỡng sức: Sau khi nghỉ thai sản xong trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì Chị Trang được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Thời gian | Ghi chú |
Tối đa 10 ngày | Sinh một lần từ 02 con trở lên |
07 ngày | Sinh con phải phẫu thuật |
05 ngày | Trường hợp khác |
Căn cứ pháp lý:
- Điều 31.32. 34.41, Luật BHXH số 58/2014/QH13
Tình huống 2:
Chị Phạm Thị Lâu Ra là một cô gái xinh đẹp, hiền diệu, học kế toán ra, đã lấy chồng và hiện đang thất nghiệp. Một ngày kia, có những biểu hiện lạ trong người Chị đi khám và phát hiện mình mang thai đã được 2 tháng. Chị Lâu Ra buồn lắm vì đang thất nghiệp lại mang thai thì ai mà tuyển được. Vậy may đến với chị, khi 1 tháng sau chị ứng tuyển vị trí kế toán tại một công ty Bán “Hột xoàn”, được công ty tuyển dụng và còn được Chị Giám đốc ưu ái vì chị là người từng trải nên biết. Hết nỗi lo này đến nỗi lo khác, khi công ty đóng bảo hiểm cho Chị, Chị không biết làm cách nào để mình hưởng thai sản khi chị đã mang thai được 3 tháng?
|
Trả lời:
Để được hưởng thai sản chị Lâu ra phải đóng truy thu bảo hiểm ít nhất là 2 tháng vì 2 lý do sau:
- Trường hợp chị sinh đầu tháng, thì tháng cuối cùng sẽ không tính vào 12 tháng trước khi sinh;
- Chị Lâu Ra lần đầu đóng bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Tình huống 3:
Chị Thị Nở sau khi hưởng xong chế độ thai sản, nhà chồng không cho đi làm vì thế Chị phải xin công ty nghỉ luôn. Vì gia đình cũng không khá giả mấy, nên Chị Nở quyết định nhận chế độ Bảo hiểm thất nghiệp, Chị Nở thắc mắc 6 tháng nghỉ hưởng thai sản có được tính Bảo hiểm thất nghiệp hay không? |
Trả lời:
Trong thời gian Chị Nở nghỉ thai sản sẽ không được tính Bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
Điều 11, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hiệu lực 01/05/2015