Mức và tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc năm 2022

Đăng bởi: Phạm Thảo Quyên - Thursday 16/06/2022 - 3630 lượt xem.

1. Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc năm 2022

a) Đối với người lao động Việt Nam

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP

b) Đối với người lao động nước ngoài

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 143/2018/NĐ-CP:

– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

c) Trường hợp được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN

Đơn vị hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì mức đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (Điều 4 và Điều 5, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP).

d) Các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19

– Nghị quyết 68/NQ-CP ban hành ngày 01/07/2021: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/07/2021 đến ngày 30/06/2022, thay vì phải đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN, thì doanh nghiệp dùng số tiền đó để chăm lo người lao động trong phòng chống dịch.

– Nghị quyết 116/NQ-CP ban hành ngày 24/09/2021: giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp với người sử dụng lao động từ 1% xuống bằng 0% từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/09/2022.

2. Mức đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc năm 2022

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động (Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13).

Căn cứ Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019, quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12/06/2022, quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022.

Căn cứ Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017, ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.

a) Mức lương tối thiểu tháng để tham gia bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/01/2022 đến 30/06/2022

b) Mức lương tối thiểu tháng để tham gia bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/07/2022 đến 31/12/2022

c) Mức lương tối đa tháng để tham gia bảo hiểm bắt buộc năm 2022

Mức lương cơ sở hiện nay là: 1.490.000 đồng/tháng, theo Điều 3, Nghị định số 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Ví dụ: Chị Huệ là Trưởng phòng kế toán của Công ty A ở TP. Hồ Chí Minh. Hàng tháng, chị nhận được tổng mức lương là 35.500.000đ, trong đó mức lương chính là 27.000.000đ, ngoài ra chị còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm 4.000.000đ, phụ cấp ăn trưa 500.000đ, phụ cấp thâm niên 3.000.000đ, phụ cấp chức danh 1.000.000đ. Xác định tổng mức lương tham gia bảo hiểm bắt buộc hàng tháng của chị Huệ và tính mức bảo hiểm phải trích hàng tháng ?

Trả lời: Tổng mức lương là 35.500.000đ, phụ cấp ăn trưa không bị tính vào mức lương đóng BHXH. Vậy tổng mức lương tham gia đóng BHXH là 35.000.000đ. Mức lương đóng BHXH, BHYT không được vượt quá 20 lần lương cơ sở. Vậy 1 tháng chị Huệ có mức lương phải tham gia đóng BHXH, BHYT là 29.800.000đ/tháng. Mức lương đóng BHTN không được vượt quá 20 lần lương tối thiểu vùng. Vậy 1 tháng chị Huệ có mức lương phải tham gia đóng BHTN là 35.000.000đ/tháng.