Nguồn tài chính là gì? Phân loại và cấu trúc nguồn lực tài chính

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Tuesday 18/04/2023 - 6649 lượt xem.

Nguồn tài chính có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống kinh tế nào. Cùng Webketoan tìm hiểu sâu hơn về khái niệm nguồn tài chính là gì, cách phân loại cũng như cấu trúc nguồn lực tài chính của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Nguồn tài chính là gì?

Nguồn tài chính (sources of finance) hay còn được gọi là nguồn lực tài chính, bao gồm toàn bộ tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền tệ một cách nhanh chóng nhằm giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động một cách ổn định cũng như thanh toán hoặc chi trả cho những khoản đầu tư/vốn như cho vay vốn lưu động, nợ, ghi nợ, vốn chủ sở hữu,…

Bên cạnh đó, nguồn tài chính sẽ góp phần tạo nên quỹ tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nguồn tài chính bao gồm toàn bộ tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền tệ một cách nhanh chóng.

Phân loại nguồn tài chính

Theo thời gian

  • Nguồn tài chính ngắn hạn

Hay còn gọi là tài trợ ngắn hạn khi có thời hạn dưới 1 năm. Nguồn tài chính ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp như thành phẩm tồn kho, các khoản vay nợ, tiền mặt tối thiểu,…

Nguồn tài chính ngắn hạn tồn tại ở những hình thức là dịch vụ thanh toán, tín dụng thương mại, các khoản cho vay ngắn hạn, các khoản nợ phải trả,…

  • Nguồn tài chính trung hạn

Hay còn gọi là tài trợ trung hạn khi có thời hạn dao động từ 3 – 5 năm. Nguồn tài chính trung hạn được sử dụng khi doanh nghiệp không có sẵn nguồn tài chính dài hạn trong lúc cần thiết hoặc khi các khoản chi về thu nhập bị hoãn lại.

Nguồn tài chính trung hạn tồn tại ở những hình thức là tài chính cho thuê, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu,…

  • Nguồn tài chính dài hạn

Hay còn gọi là tài trợ dài hạn khi có thời hạn dao động từ 5 – 10 năm, thậm chí là 10 – 20 năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn tài chính dài hạn được sử dụng cho các khoản chi như máy móc, đất đai, nhà của, nhà máy và phần vốn lưu động có khoản thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Nguồn tài chính dài hạn tồn tại ở những hình thức là tích lũy nội bộ, các khoản cho vay có kỳ hạn, vốn cổ phần,…

Theo nguồn phát sinh

  • Nguồn nội bộ

Là nguồn tài trợ đến từ những yếu tố bên trong của doanh nghiệp như lợi nhuận giữ lại, bán tài sản, giảm hay kiểm soát vốn lưu động.

  • Nguồn bên ngoài

Là nguồn vốn phát sinh bên ngoài của doanh nghiệp. Ngoại trừ nguồn nội bộ thì tất cả những nguồn tài chính khác đều được xem là nguồn bên ngoài.

Theo quyền sở hữu và kiểm soát

Đây được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ càng khi tiến hành lựa chọn nguồn vốn. Dựa theo quyền sở hữu và kiểm soát, nguồn lực tài chính được chia thành 2 loại là vốn vay và vốn chủ sở hữu.

  • Vốn vay

Là nguồn tài chính có được từ các nguồn bên ngoài như công chúng, ngân hàng thương mại,… Doanh nghiệp sẽ tiến hành chi trả vốn vay bằng hình thức thanh lý tài sản.

  • Vốn chủ sở hữu

Bao gồm thu nhập giữ lại, vốn cổ phần tư nhân, khoản nợ có khả năng chuyển đổi. Đây là nguồn tài chính của doanh nghiệp có được nhờ những người quảng bá công ty hoặc công chúng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu.

Phân loại nguồn tài chính

Cấu trúc của nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

  • Nguồn vốn của doanh nghiệp

Bao gồm những khoản tiền được sử dụng để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.

  • Tất cả quỹ kinh doanh

Bao gồm những khoản tiền đang được gửi trong ngân hàng, tiền mặt và những thứ có chức năng tương tự tiền như séc, chứng khoán,…

  • Những nguồn lực tài chính khác

Bao gồm những tài sản có khả năng chuyển đổi và cả những khoản đầu tư sinh lời.

Thông qua bài viết nguồn tài chính là gì?, Webketoan hy vọng bạn đã có thêm được những thông tin hữu ích liên quan đến thuật ngữ này. Có thể nói, nguồn tài chính là yếu tố quan trọng đối với kinh tế – xã hội khi giúp góp phần cải thiện chất lượng đời sống của người dân cũng như đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường.

Nguồn tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp NEU