Những chỉ số tài chính cơ bản – Phần 2 – Lưu ý khi đọc và phân tích chỉ số tài chính

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 06/02/2018 - 5010 lượt xem.

Trình bày và phân tích báo cáo tài chính là một quá trình sắp xếp, kiểm tra và so sánh các kết quả với mục đích cung cấp thông tin cho người sử dụng ra các quyết định. Trong chương trình dạy kế toán quản trị, Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (CIMA) đã tổng hợp phương pháp phân tích tài chính gồm 4 bước:

1. Xác định người sử dụng báo cáo phân tích

Khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính cần hiểu rõ yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo. Nếu là ngân hàng, họ sẽ quan tâm xem liệu các khoản vay, lãi vay có khả năng trả đủ và đúng hạn. Nhà cung cấp sẽ quan tâm đến những thông tin giúp họ quyết định việc bán hàng cho doanh nghiệp, nếu lượng tiền mặt của doanh nghiệp tốt sẽ là bằng chứng cho việc thanh toán kịp thờì của công ty cho nhà cung cấp.

2. Hiểu bản chất của công ty và ngành

Thường việc phân tích hay được gán cho việc tính toán số liệu thuần túy, tuy nhiên để diễn đạt con số cần phải hiểu tình hình công ty.

Quá khứ của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tình hình hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp. Hơn nữa, những đặc điểm của người chủ sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như độ rủi ro, chính sách cổ tức…

Phân tích tài chính đòi hỏi hiểu về sản phẩm, dịch vụ và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp người phân tích hiểu được dữ liệu doanh thu, lợi nhuận, hàng tồn kho và vốn lưu động.

Ví dụ khi phân tích tài chính đơn vị siêu thị, do đặc điểm thu tiền ngay tại quầy thanh toán, chỉ số nợ phải thu hay kỳ thu tiền bình quân sẽ rất thấp.

3. Xác định nguồn dữ liệu liên quan đến việc phân tích

Người phân tích cần xem xét cẩn thận nguồn dữ liệu có thể phân tích về doanh nghiệp, thường bắt đầu từ báo cáo tài chính hàng năm. Ngoài ra cũng có thể xem xét thêm các dữ liệu từ môi trường xung quanh.

Doanh thu ngành bất động sản năm 2015 gần như đóng băng, điều này trái ngược hoàn toàn với năm 2017, giá bất động sản tăng gấp đôi dẫn đến doanh thu công ty bất động sản tăng trưởng nhanh. Việc hiểu thị trường bất động sản theo chu kỳ đang diễn ra sẽ góp phần giải thích tốc độ tăng trưởng của doanh thu.

4. Tính toán và diễn đạt kết quả phân tích

Đây là công việc đã làm ở bài viết phần 01

 

GIỚI HẠN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Giới hạn của thông tin từ báo cáo tài chính

  • Dữ liệu báo cáo tài chính chỉ thể hiện công việc quá khứ: báo cáo tài chính được lập từ giao dịch đã xảy ra và được kế toán ghi nhận.
  • Chỉ cung cấp thông tin tài chính: báo cáo tài chính không cung cấp các thông tin phi tài chính như số lượng tăng giảm khách hàng, thị phần…
  • Thường báo cáo tài chính năm chỉ hoàn thành 3 tháng sau ngày cuối cùng năm tài chính (31/12) do đó mang tính chất không kịp thời.
  • Thông tin nhận diện xu hướng bị giới hạn: nếu chỉ nhìn trên báo cáo tài chính sẽ khó giải thích được xu hướng diễn ra, cần xem xét thêm nhiều yếu tố tác động bên ngoài.
  • Chi phí kế toán không tính đến lạm phát: ở Việt Nam luôn rơi vào tình trạng lạm phát, tuy nhiên báo cáo tài chính không thể hiện con số này.

2. Khó khăn khi so sánh chỉ số tài chính giữa các doanh nghiệp

  • Chính sách kế toán khác nhau giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp A tính hàng tồn theo phương pháp bình quân gia quyền sẽ khó so sánh với doanh nghiệp B cùng tính chất nhưng tính tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.
  • Những doanh nghiệp cùng ngành cũng không dễ so sánh bởi sự khác nhau về quy mô, hình thức kinh doanh.
  • So sánh doanh nghiệp ở hai quốc gia khác nhau sẽ bị ảnh hưởng bởi luật lệ khác nhau. Chính sách thuế ở Việt Nam miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm cho các công ty phần mềm tuy nhiên tại các thiên đường thuế thì gần như miễn thuế cho tất cả các ngành nghề. Như vậy, sự so sánh chi phí thuế gần như vô nghĩa.

3. Giới hạn của việc phân tích chỉ số tài chính

  • Chỉ số tài chính có thể được tính theo công thức khác nhau. Ví dụ khi tính kỳ thu tiền bình quân, có nơi dùng tổng doanh thu nhưng nơi khác dùng doanh thu bán chịu.
  • Rất khó nhận diện lý do vì sao chỉ số thay đổi giữa các kỳ nếu không có thêm thông tin ngoài báo cáo tài chính hỗ trợ.

4. Những thông tin có thể bổ sung cho việc phân tích tài chính

  • Ngân sách.
  • Thông tin quản lý khác.
  • Chỉ số trung bình ngành.
  • Số liệu của doanh nghiệp tương đương.
  • Số liệu của doanh nghiệp qua nhiều năm.

Ngoài ra cũng cần những thông tin phi tài chính như:

  • Thị phần.
  • Tỷ trọng doanh thu của mỗi sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
  • Kế hoạch trung, dài hạn của doanh nghiệp.

5. Chỉ số phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số chỉ số tài chính dành cho nhà đầu tư

Xem thông tin trong file powerpoint đính kèm.

 

Thanh Nam

MA, CIMA Advanced Diploma, CPA (VN)

Nguồn tham khảo:

-Sách CIMA F2 Advanced Financial Reporting -nhà xuất bản Kaplan- Anh Quốc

– Internet

CIMA (Chartered Institute of Management Accountants) – Hiệp hội Kế toán quản trị công chứng Anh Quốc. Hoàn thành chương trình CIMA, học viên sẽ gia nhập vào Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán Quản trị CIMA với hơn 600.000 hội viên và học viên, cùng lúc nhận được danh hiệu CGMA (Chartered Global Management Accountant) – Kế toán Quản trị Công chứng Toàn cầu – do CIMA và Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đồng sáng lập. Chức danh CGMA nâng cao ngành nghề kế toán quản trị, và được công nhận trên thế giới là chứng chỉ tài chính phù hợp nhất cho kinh doanh.

CIMA hiện đang triển khai các chương trình FAST TRACK dành cho các ứng viên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, quản trị hoặc dành cho học viên đã hoàn tất chương trình MBA hoặc hội viên các hiệp hội nghề nghiệp khác như VACPA, CPA…Vui lòng xem thông tin chi tiết tại đây

Đặc biệt, dành cho các anh/chị có từ 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính, quản trị, kinh doanh … và hiện đang làm ở vị trí quản lý cao cấp thông qua chương trình CGMA CPP Strategic Level), sau khi hoàn thành 1 bài thi cuối cùng của chương trình CIMA (bài thi tình huống cấp độ chiến lược Strategic Case Study – SCS), học viên sẽ hoàn tất thủ tục cần thiết để trở thành hội viên của Hiệp hội CIMA & CGMA. Thời hạn nộp hồ sơ: Ngày 28/2/2018. Mời anh/chị truy cập vào link https://www.ftmsglobal.edu.vn/cgma-cpp-strategic-level/ để xem chi tiết.

Thông tin chi tiết liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) – (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima