Những chỉ số tài chính cơ bản

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Tuesday 30/01/2018 - 8820 lượt xem.

Môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi CEO cần hiểu rõ các số liệu tài chính và phi tài chính để kịp thời ra quyết định. Bài viết nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe doanh nghiệp cho CEO và kế toán quản trị doanh nghiệp qua những chỉ số tài chính cơ bản. Chỉ số được dùng nguyên bản tiếng Anh để tiện so sánh và tham khảo tài liệu.

Bài viết phần 01: “Những chỉ số tài chính cơ bản” sẽ giới thiệu cách tính các chỉ số và hướng dẫn đọc hiểu chỉ số tài chính.

Bài viết phần 02: Những lưu ý khi đọc và phân tích chỉ số tài chính

Phần 01: “Những chỉ số tài chính cơ bản” sẽ giới thiệu cách tính và hướng dẫn đọc hiểu chỉ số tài chính.

Có nhiều chỉ số tài chính để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp qua báo cáo tài chính. Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA) đã tổng hợp và xếp thành 4 nhóm chính:

    1. Nhóm 1: Profitability/performance ratios (chỉ số lợi nhuận, hiệu quả). Nhóm chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận mức sinh lời trong kỳ, hiệu quả sinh lời trên vốn đầu tư

  • Gross profit margin (lãi gộp): mức sinh lời của sản phẩm.
  • Operating profit margin (lãi hoạt động): mức sinh lời nhưng có trừ chi phí hoạt động
  • Net profit margin (lãi sau thuế): mức sinh lời có trừ chi phí hoạt động, lãi vay và thuế
  • Return on capital employed (lợi nhuận trên vốn sử dụng): hiệu quả sử dụng vốn
    2. Nhóm 2
    : Liquidity ratios (chỉ số thanh khoản). Nhóm chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp nếu có chuyện “cực gấp”
  • Current ratios (chỉ số thanh khoản ngắn hạn): liệu các khoản tiền và hàng tồn kho “bán gấp” có đủ thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.
  • Quick (acid test) ratios (chỉ số thanh toán nhanh): liệu các khoản tiền có đủ trả nợ đến hạn.

    3. Nhóm 3
    : Efficiency/Activity Ratios (chỉ số hiệu suất, hoạt động): tài sản đầu tư của doanh nghiệp có hiệu suất tốt không, vốn của doanh nghiệp có bị chiếm dụng.

Working capital ratios là các chỉ số vốn hoạt động bao gồm:

  • Inventory holding period (số ngày tồn kho bình quân): thời gian mà tiền nằm “chết” trong hàng tồn kho.
  • Receivable collection period (số ngày bình quân cho kỳ thu tiền): mất bao nhiêu ngày mới thu được tiền.
  • Payables payment period (số ngày bình quân cho kỳ trả nợ): mất bao nhiêu ngày mới trả nợ.

Asset turnover ratios (Vòng quay tài sản): hiệu quả sử dụng tài sản.

       4. Nhóm 4: Capital structure ratios (cấu trúc vốn). Nhóm chỉ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là nợ, bao nhiêu là thực lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có khả năng trả nợ ngân hàng như thế nào.

  • Gearing (chỉ số nợ): tỷ lệ nợ của công ty so với tổng tài sản.
  • Interest cover (khả năng thanh toán lãi vay): tiền lời sinh ra gấp bao nhiêu lần lãi vay.

Như vậy, với các chỉ số cơ bản trên sẽ giúp cho người đọc có bức tranh tổng thể về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Cách tính và ý nghĩa từng chỉ số tài chính, xem file Power Point đính kèm cho trường hợp cụ thể doanh nghiệp T.

 

Thanh Nam

MA, CIMA Advanced Diploma, CPA (VN)

Nguồn tham khảo:

-Sách CIMA P2 Advanced Financial Reporting -nhà xuất bản Kaplan- Anh Quốc

-Internet

Ngay trong tháng 2/2018, FTMS phối hợp với Hiệp hội CIMA tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Big Data Tools & Platforms: The Myths and The Reality” (Big Data – Công cụ và Cơ sở công nghệ – Huyền thoại và thực tế), được chia sẻ bởi Mr. Thandalam Veeravalli Thirumala Chari – Group CFO, Axiata Group Berhad, Hội viên FCMA, CGMA, MBA, Đại học New York. Tham gia buổi này, các anh/chị còn được chia sẻ chi tiết về chương trình CIMA & cơ hội sở hữu bằng nghề nghiệp CIMA chỉ với 01 bài thi duy nhất.

Đăng ký: https://goo.gl/EecQp2

Xem thông tin chi tiết tại đây hoặc liên hệ (024) 3573 5577 (Hà Nội) – (028) 3930 1667 (TP.HCM) hoặc info@ftmsglobal.edu.vn | www.ftmsglobal.edu.vn/cima