Những điều nên và không nên trong buổi phỏng vấn

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 01/02/2013 - 8210 lượt xem.

Nên:

1. Đến đúng giờ, tốt nhất nên đến sớm hơn một chút so với thời gian hẹn phỏng vấn;

2. Điền vào các bảng mẫu hồ sơ một cách nhanh chóng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng;

3. Tỏ ra chững chạc, tự tin, vui vẻ trong giao tiếp;

4. Tự ngồi xuống ghế sau lời mời của chuyên gia tuyển dụng. Tư thế ngồi ngay ngắn, đối diện với chuyên gia chuyên dụng;

5. Nhìn thẳng vào mắt chuyên gia tuyển dụng khi trả lời câu hỏi của họ

6. Trong quá trình tham dự phỏng vấn, cố gắng tìm hiểu yêu cầu cụ thể của công việc mà bạn muốn nhắm đến.

Không nên:

1. Tránh trả lời cộc lốc “có” “không” mà hãy cố gắng giải thích vấn đề một cách rõ rang, cụ thể;

2. Nếu chưa hiểu rõ câu hỏi hoặc cần có thời gian để suy nghĩ, bạn hãy mạnh dạn đề nghị chuyên gia tuyển dụng nhắc lại câu hỏi hoặc yêu cầu họ cho bạn thời gian để suy nghĩ. Tránh trường hợp nói ấp a ấp úng hay cố tình lãng tránh câu hỏi của chuyên gia tuyển dụng.

3. Đừng nghĩ rằng, chỉ cần tạo ra một hồ sơ xin việc hoàn hảo là bạn đã có thể yên tâm và không cần phải nói nhiều trong buổi phỏng vấn. Chuyên gia tuyển dụng có thể “xoay” bất cứ một vấn đề nào để nhận diện ra con người bạn

4. Tránh sa đà vào việc kể lể, nói xấu đồng nghiệp hoặc cấp trên tại nơi làm việc trước đây/ hiện tại của bạn. Hãy giải thích việc thay đổi công việc của mình bằng những lý do nghe “chuyên nghiệp” hơn

5. Đừng quá hấp tấp trong việc trả lời câu hỏi. Nếu chuyên gia tuyển dụng cố tình đưa ra những câu hỏi mang tính khiêu khích, hãy cố gắng tìm cách lắng nghe nhiều hơn là trả lời, và nếu có, câu trả lời của bạn không cần phải rõ rang, trắng đen. Trong tình huống như vậy, câu trả lời nên lập lờ thì tốt hơn.

6. Khoan đừng vội hỏi kỹ càng về mức lương, các chế độ đãi ngộ lao động, chế độ nghỉ phép, lễ, tết…nếu bạn chưa tin chắc rằng nhà tuyển dụng thực sự quan tâm đến bạn. Chỉ nên đề cập đến chuyện “cơm áo gạo tiền” này một khi bạn đã chắc chắn rằng ưu thế việc làm đang nghiêng sang phía bạn. Còn trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu bạn nêu ra mức lương mong muốn, hãy mạnh dạn đề nghị mức trung bình trên thị trường lao động, tuy nhiên, cũng đừng quên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng, đều bạn quan tâm hơn cả là cơ hội học hỏi kinh nghiệm cũng như con đường sự nghiệp tại đây.

(Trích Đường vào nghề kế toán)