Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hai thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư. Mặc dù có nhiều điểm chung, song cả hai khái niệm này vẫn có một số đặc điểm riêng biệt rất quan trọng giúp các nhà đầu tư có thể hiểu rõ và đưa ra quyết định chính xác hơn. Vậy sự khác nhau giữa FDI và FPI là gì? Cùng Webketoan tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là gì?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay còn gọi là Foreign Direct Investment (FDI), là một hình thức đầu tư dài hạn mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp của quốc gia này đầu tư vào một quốc gia khác bằng cách thiết lập các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Các doanh nghiệp hay cá nhân đầu tư lúc này có quyền quản lý mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của cơ sở.
FDI đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế vì nó khởi tạo mối quan hệ ổn định và lâu dài giữa các nền kinh tế của các nước với nhau. Có thể nói rằng đây là một kênh chính để chuyển giao công nghệ và kích thích thương mại quốc tế thông qua việc tiếp cận thị trường nước ngoài cũng như có thể được sử dụng như một phương tiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế.
Các chỉ số được đề cập trong nhóm này bao gồm giá trị chứng khoán, dòng tiền và thu nhập hướng nội, hướng ngoại theo quốc gia đối tác, theo ngành và mức hạn chế FDI.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment (FPI)), là một hình thức đầu tư gián tiếp qua biên giới cho phép các cá nhân hoặc tổ chức mua các tài sản nước ngoài với mục đích kiếm lợi nhuận. Khác với FDI, hình thức đầu tư này không cho phép việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp đã đầu tư.
Hiện nay, với mọi giao dịch liên quan đến đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư phải thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam và thông qua tài khoản ngân hàng được quy định. Căn cứ vào những quy định mà luật pháp đề ra, nhà đầu tư chỉ được chuyển số tiền đúng như cam kết. Số tiền đầu tư được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài.
Phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
FDI và FPI là hai hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Mỗi một hình thức sẽ có một thế mạnh riêng để các cá nhân và doanh nghiệp cân nhắc, cụ thể là:
Giống nhau:
Cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đều là hai hình thức đầu tư quốc tế, trong đó các nhà đầu tư của một quốc gia đều sẽ đưa vốn hoặc bất kỳ tài sản giá trị nào sang một quốc gia khác để thực hiện các hoạt động nhất định với mục đích kiếm lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.
Ngoài ra, cả hai hình thức đầu tư này đều phải tuân thủ pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư và những quy định khác của quốc tế. Mỗi quốc gia có những quy định pháp luật cụ thể đối với đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, quốc tế cũng có các quy định nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài một cách công bằng.
Điểm khác nhau:
FDI | FPI | |
Khái niệm | Là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư tự bỏ vốn, tự điều hành, kiểm soát và sử dụng phần vốn đó trong hoạt động kinh doanh của họ. | Là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn đó. Thay vào đó, họ sẽ thông qua một bên thứ ba để thực hiện các hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh. |
Quyền kiểm soát | Nhà đầu tư chủ động nắm quyền kiểm soát nguồn vốn và hoàn toàn có thể tự quyết định, chịu trách nhiệm về những kết quả kinh doanh, bao gồm cả lỗ và lãi. | Một bên thứ 3 sẽ nắm quyền kiểm soát thay vì nhà đầu tư. |
Phương tiện đầu tư | Tuỳ vào quy định pháp luật của từng nước mà nhà đầu tư sẽ cung cấp một số vốn theo quy định (tối thiểu và tối đa). | Mỗi quốc gia có một giới hạn chứng khoán riêng, thông thường sẽ dưới 10%. |
Mức rủi ro | Mức độ rủi ro của việc đầu tư tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư bỏ ra. Do đó, nhà đầu tư cần có kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính cũng như kinh nghiệm đầu tư đầy đủ. | Rủi ro sẽ ít hơn khi đầu tư thông qua bên thứ ba, đặc biệt là đầu tư vào những công ty thứ 3 có kiến thức đầu tư cao trong ngành. |
Lợi nhuận | Toàn bộ lợi nhuận đều thuộc về nhà đầu tư dựa vào số vốn ban đầu. | Việc thu lợi nhuận có thể được thực hiện thông qua việc nhận cổ tức hoặc bán chứng khoán với giá chênh lệch. |
Mục đích | Tạo ra lợi nhuận và quyền kiểm soát | Tạo ra lợi nhuận |
Thủ tục đầu tư |
Khi tham gia đầu tư, nhà đầu tư cần:
|
Để đầu tư, nhà đầu tư cần hoàn tất các thủ tục liên quan đến thay đổi cổ đông sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. |
Thành lập tổ chức kinh tế | ||
Hình thức biểu hiện | Ngoài việc đầu tư vốn, nhà đầu tư còn phải tham gia vào các hoạt động kinh doanh, chuyển giao công nghệ và nhân lực cho chủ thể nhận đầu tư. | Chỉ có nhiệm vụ chuyển số vốn cần đầu tư ra nước ngoài. |
Xu hướng luân chuyển | Xu hướng chuyển giao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. | Có xu hướng luân chuyển giữa các nước phát triển hoặc đang trong quá trình phát triển với nhau. |
Ưu và nhược điểm của FDI và FPI
FDI và FPI đều là những nguồn vốn quan trọng đối với hầu hết các nền kinh tế. Vốn nước ngoài có thể được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, thiết lập các cơ sở sản xuất và trung tâm dịch vụ, đồng thời đầu tư vào các tài sản sản xuất khác như máy móc và thiết bị, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kích thích việc làm.
Tuy nhiên, FDI rõ ràng là con đường được hầu hết các quốc gia ưa thích để thu hút đầu tư nước ngoài, vì nó ổn định hơn nhiều so với FPI và báo hiệu cam kết lâu dài. Nhưng đối với một nền kinh tế mới mở cửa, lượng vốn FDI có ý nghĩa chỉ có thể thu được khi các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng dài hạn và khả năng của chính quyền địa phương. Mặc dù FPI được mong muốn như một nguồn vốn đầu tư, nhưng nó có xu hướng có mức độ biến động cao hơn nhiều so với FPI.
Trên thực tế, FPI thường được gọi là “tiền nóng” vì nó có xu hướng chạy trốn khi có những dấu hiệu khó khăn đầu tiên trong nền kinh tế. Những dòng danh mục đầu tư khổng lồ này có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế trong thời kỳ không chắc chắn.
Trên đây là những thông tin cơ bản để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Tuy rằng có nhiều điểm tương đồng, song hai loại đầu tư này vẫn có những khác biệt đáng kể, cả về cách thức đầu tư và mức độ tương tác với chủ đầu tư. Thông qua bài viết trên, Webketoan hy vọng có thể mang đến cho bạn những tin tức về tài chính hữu ích nhất!
Nguồn tham khảo: diffen.com, investopedia.com