Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm

Đăng bởi: Phạm Hằng - Tuesday 18/02/2020 - 2041 lượt xem.

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm là những khoản trợ cấp mà người lao động có thể nhận được sau khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên, điều kiện hưởng, mức hưởng của mỗi loại trợ cấp là không giống nhau. Mời các bạn xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về 03 loại trợ cấp trên. 

phân biệt trợ cấp thất nghiệp, thôi việc, mất việc

(Ảnh: internet)

Tiêu chí

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện hưởng

Người lao động có tổng thời gian thực tế làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau:

– Hết hạn hợp đồng lao động;

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;

– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp;

– Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Người lao động có tổng thời gian thực tế làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên và thuộc một trong 02 trường hợp sau:

– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

– Do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

– Đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, cụ thể:

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn;

+ Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm năm 2013.

Mức hưởng

Mỗi năm làm việc tính hưởng trợ cấp, người lao động nhận trợ cấp bằng ½ (một nửa) tháng tiền lương.

 Mỗi năm làm việc tính trả trợ cấp, người lao động nhận trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương; nhưng, nếu thời gian làm việc tính trả trợ cấp ít hơn 18 tháng thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp.

Nhưng:

– Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định;

– Hoặc; không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp

Bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc trước đây (nếu có).

Thời gian làm việc để tính hưởng Trợ cấp được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được doanh nghiệp chi trả trợ cấp thôi việc trước đây (nếu có).

Thời gian làm việc để tính hưởng Trợ cấp được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Tiền lương tính hưởng trợ cấp

Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi hợp đồng lao động chấm dứt

Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi hợp đồng lao động chấm dứt

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

Hồ sơ hưởng trợ cấp

Người lao động không cần phải chuẩn bị giấy tờ gì để làm thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc.

Người lao động không cần phải chuẩn bị giấy tờ gì để làm thủ tục hưởng trợ cấp mất việc.

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; quyết định thôi việc hoặc quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;

– Sổ BHXH

– 2 ảnh 3 x 4

– CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu

Đối tượng chi trả

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động

Cơ quan bảo hiểm xã hội

Căn cứ pháp lý

Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2012

Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2012

Điều 49, Điều 50 Luật Việc làm năm 2013

Nguồn : Thuvienphapluat