Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Quản lý chi tiêu – không app, không excel, không ghi chép

CHUYÊN ĐỀ II : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – Quản lý chi tiêu 3 chiếc lọ

BÀI 7: QUẢN LÝ CHI TIÊU – KHÔNG APP, KHÔNG EXCEL, KHÔNG GHI CHÉP

 Phương pháp Quản lý chi tiêu “3 chiếc lọ” hiện đang được công ty CP Đầu tư và Quản lý gia sản FIDT tư vấn cho hàng ngàn khách hàng và đã chứng thực được tính hiệu quả. Các tỉ lệ tiết kiệm, chi tiêu dựa trên tình hình tài chính của Khách hàng một cách sát sườn nhất, do vậy không có 1 công thức áp dụng chung. Các bạn cũng có thể theo đây mà áp dụng cho bản thân và gia đình mình.

TIẾT KIỆM cần được trích ra trước khi chi tiêu. Đây là khoản tiền mà bạn dành cho tương lai của mình. Nếu tiền tiết kiệm được đầu tư và tăng trưởng tốt, đây sẽ là tiền đề của sự ổn định, giàu có hay thịnh vượng của bạn trong tương lai.

Đối với một người đi làm, hỗ trợ tài chính cho một người phụ thuộc ( có thể là con cái, cha mẹ hay người thân mà mình chăm lo ), TIẾT KIỆM trích ra theo 1 tỉ lệ tương ứng với các mức thu nhập sau :

Khi không có người phụ thuộc, tỉ lệ tiết kiệm cần tăng cao hơn nữa. Với mức thu nhập trên 50 triệu, bạn cần tăng mức tiết kiệm cao nhất có thể, có thể tham khảo với các mức chi phí ở các mức lương thấp hơn. Ngược lại, khi bạn có nhiều người phụ thuộc, tỉ lệ tiết kiệm có thể giảm xuống.

Khoản tiết kiệm được dùng cho việc xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp, cho việc đầu tư, hoặc là dùng trả nợ vay để đầu tư.

CHI PHÍ HƯỞNG THỤ nên ở mức 10% thu nhập, tối đa là ở mức 15% thu nhập. Gồm các khoản chi ăn ngoài mắc tiền, mua sắm vượt nhu cầu căn bản, du lịch, giải trí … Chi phí giao tế phục vụ cho công việc tạo thu nhập thì được xem là Chi phí Thiết yếu.

Nhu cầu “hưởng thụ” là cần thiết, ít nhiều cũng tạo thêm động lực, là cách thức tái tạo năng lượng cho bản thân. Khi đã dành riêng một khoản cho CP hưởng thụ thì không lo lắng khi chi tiêu, không cảm thấy có lỗi với bản thân vì đã lạm chi vào các khoản chi cần thiết của gia đình.

CHI PHÍ THIẾT YẾU được chi tiêu sau khi đã trích ra Tiết kiệm và Chi phí Hưởng thụ. Gồm tiền thuê nhà, các chi phí tiện ích như điện, nước, điện thoại…, phí Bảo hiểm, học phí, tiền hỗ trợ người phụ thuộc, thuê giúp việc, chi phí ăn uống, mua sắm cơ bản, xăng xe …

CÁCH THỰC HIỆN

LỢI ÍCH TỪ QUẢN LÝ CHI TIÊU “3 CHIẾC LỌ”

Nguồn: Hana Tran

Biên tập: Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )

Exit mobile version