Quản lý chi tiêu – Vì sao khó thực hiện ?

Đăng bởi: Hân Trần - Friday 17/03/2023 - 679 lượt xem.

CHUYÊN ĐỀ II : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

BÀI 6 : QUẢN LÝ CHI TIÊU – VÌ SAO KHÓ THỰC HIỆN ?

Quản lý chi tiêu là bước đầu tiên và cơ bản trên hành trình xây dựng một kế hoạch tài chính. Nếu không thể thực hiện được tiết kiệm, thì đừng nghĩ đến việc đầu tư hay gia tăng tài sản. Các bạn trẻ biết cách quản lý chi tiêu từ sớm, sẽ định hình được phong cách sống hiện đại và có thể hướng đến tự do tài chính vào một ngày không xa. Quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn không bị áp lực về tiền, qua đó còn có thể thực hiện tốt các mục tiêu cuộc sống và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.

quản lý chi tiêu

Hiện có rất nhiều phương pháp quản lý chi tiêu đang được truyền thông, như phương pháp 6 chiếc lọ, phương pháp sử dụng bao thư, phương pháp 50/30/20, phương pháp 10/20/70, cách dùng sổ Kakeibo của người Nhật, dùng app …

Điểm chung của các phương pháp này là đòi hỏi ghi chép cẩn thận từng khoản chi tiêu, thủ công, quá chi tiết … thoạt nhìn thì có vẻ sẽ mang lại kết quả rất chính xác, hiểu rõ tiền chi vào những mục nào. Tuy nhiên, phần lớn người dùng, sau một thời gian áp dụng thì bỏ lửng luôn, vì không thể kiên nhẫn ghi chép, nhập liệu. Một số phương pháp thì đưa ra cách thức quá cứng nhắc, không thực tế, nên áp dụng rồi cũng phải bỏ.

VD : Phương pháp 6 chiếc lọ, trong đó có 1 lọ dành cho tiết kiệm 10%, 1 lọ dành cho đầu tư 10%. Mỗi tháng để vào 2 khoản này 20% thu nhập. Áp dụng thực tế ra sao ? Chúng ta hãy chọn 2 người có 2 mức thu nhập khác nhau để xem xét nhe.

 

ANH A – LƯƠNG 9 TR

CHỊ B – LƯƠNG 150 TR

Tiết kiệm và Đầu tư

20%

1,800,000

20%

30,000,000

Chi tiêu khác

80%

7,200,000

80%

120,000,000

TC

100%

9,000,000

100%

150,000,000

Anh A, có thu nhập 9 triệu đồng, sau khi dành riêng 20% cho Tiết kiệm và Đầu tư sẽ còn lại 7.2 triệu đồng để chi tiêu. Số tiền này quá thấp để anh A có thể trang trải các chi phí phát sinh.

Chị B, có thu nhập 150 triệu đồng, sau khi dành riêng 20% cho Tiết kiệm và Đầu tư sẽ còn lại 120 triệu đồng để chi tiêu. Số tiền này để 1 người chi tiêu trong 1 tháng là cao bất thường, không hợp lý.

Đây là việc cứng nhắc áp dụng mức % mà không tính đến khả năng tạo thu nhập của 1 người, không tính đến mức chi tiêu phù hợp với 1 người bình thường là bao nhiêu, không tính đến họ có bao nhiêu người phụ thuộc ( là cha mẹ, con cái, hoặc người thân cần chu cấp tài chính ) …

Vậy thì, quản lý chi tiêu như thế nào là hiệu quả, phù hợp với số đông mà lại không ghi chép, không excel, không app ?

Bài sau tôi sẽ bật mí “công thức” đến các anh chị nhe.

Nguồn : Hana Tran

Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )