Quyết định quản trị là gì? Đặc điểm của quyết định quản trị

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Wednesday 26/04/2023 - 11403 lượt xem.

Quyết định quản trị là gì?

Quyết định quản trị (Administrative Decisions) được hiểu là những hành vi mang tính sáng tạo của chủ thể quản trị để có thể tiến hành xác định mục tiêu, chương trình, tính chất hoạt động của tổ chức. Điều này sẽ giúp chủ thể giải quyết vấn đề chín muồi dựa trên cơ sở vận động các quy luật khách quan của sản xuất – kinh doanh cũng như phân tích thông tin về hiện trạng của tổ chức và môi trường.

Đặc điểm của quyết định quản trị

  • Quyết định quản trị là sản phẩm mang tính tư duy khi chứa đựng một hàm lượng tri thức, yếu tố sáng tạo và cả tính nghệ thuật của chủ thể quản trị.
  • Quyết định quản trị xuất hiện khi vấn đề chín muồi.
  • Chất lượng của quyết định sẽ dựa trên quyết định của nhà quản trị và những thông tin/dữ liệu thu thập được.
  • Cấp quản trị càng cao thì quyết định đưa ra càng quan trọng.
  • Khả năng đưa ra quyết định quản trị không phải là một khả năng bẩm sinh.

Quyết định quản trị

Cách phân loại quyết định quản trị

Dựa vào những tính chất và yếu tố khác nhau mà quyết định quản trị có thể được chia thành nhiều loại, cụ thể như sau:

Theo tính chất quan trọng của quyết định

  • Quyết định quan trọng: Nhà quản trị cấp cao là người sẽ đưa ra những quyết định quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư,…
  • Quyết định không quan trọng: Nhà quản trị cấp trung hoặc cơ sở sẽ đảm nhiệm việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng không lớn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư,…

Theo thời gian

  • Quyết định ngắn hạn: Là quyết định có quá trình tiến hành thực hiện hoặc kết quả thu được trong khoảng thời gian 1 năm.
  • Quyết định trung hạn: Là quyết định có quá trình tiến hành thực hiện hoặc kết quả thu được trong một khoảng thời gian vừa phải, thường khoảng trên 1 năm và dưới 5 năm.
  • Quyết định dài hạn: Là quyết định có quá trình tiến hành thực hiện hoặc kết quả thu được trong thời gian dài, thường khoảng trên 5 năm.

Căn cứ vào góc độ kế hoạch của quyết định

  • Quyết định chiến lược: Dựa trên cơ sở tư duy chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp trong thời gian tương đối dài, có mối quan hệ tương quan đến nhiều đối tượng chủ thể khác nhau trong doanh nghiệp.
  • Quyết định chiến thuật: Dựa trên nội dung và phương thức thực hiện nhiệm vụ quyết định chiến lược.

Theo tính chất ổn định

  • Quyết định chương trình hóa: Liên quan đến một vấn đề phát sinh ở tần suất thường xuyên, có tính ổn định và lặp lại với quy trình thực hiện rõ ràng.
  • Quyết định chương trình hóa: Liên quan đến những vấn đề chưa từng có tiền lệ trước đây hoặc cũng có thể là một vấn đề quan trọng có tính chất phức tạp.

Theo chủ thể ra quyết định

  • Quyết định cá nhân: Được ban hành bởi một cá nhân.
  • Quyết định tập thể: Được ban hành bởi một tập thể.

Theo cấp ban hành quyết định

  • Quyết định cấp thấp: Được ban hành bởi nhà quản trị cấp cơ sở.
  • Quyết định cấp trung gian: Được ban hành bởi nhà quản trị cấp trung gian.
  • Quyết định cấp cao: Được ban hành bởi nhà quản trị cấp cao.

Theo đối tượng quyết định

  • Xét theo góc độ lĩnh vực của từng chức năng hoạt động: Những quyết định liên quan đến quản trị, hậu cần, tính toán, tài chính, sản xuất, tiêu thụ.
  • Xét theo góc độ quản trị và nghiên cứu chức năng quản trị: Những quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát, định hướng, điều khiển, tổ chức.
  • Xét theo nội dung quản trị: Những quyết định liên quan đến xây dựng doanh nghiệp, công nghệ – kỹ thuật,…

Theo hình thức ban hành quyết định

  • Quyết định bằng văn bản: Được ban hành ở dạng văn bản.
  • Quyết định bằng lời nói: Được ban hành ở dạng lời nói.

Theo cách thức tác động tới đối tượng thực hiện

  • Quyết định ủy quyền: Cấp trưởng sẽ thực hiện hành động ủy quyền cho cấp phó hoặc cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ.
  • Quyết định cưỡng ép: Buộc người khác phải thi hành quyết định.
  • Quyết định hướng dẫn: Cấp trên sẽ tiến hành hướng dẫn cho cấp dưới trong quá trình làm việc.

Theo tình chất đúng đắn của quyết định

  • Quyết định tốt: Dựa vào những nghiên cứu, phân tích đã thực hiện có tính logic, khách quan.
  • Quyết định xấu: Chủ yếu dựa vào chủ quan mà không dựa trên nghiên cứu, phân tích các dữ liệu. 

Để doanh nghiệp có thể vận hành hiệu quả và phát triển theo đường lối đúng đắn, chủ thể quản trị cần đưa ra những quyết định có hiệu quả về mặt kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh doanh ở doanh nghiệp. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích về khái niệm Quyết định quản trị.

Nguồn tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp NEU

                                   www.stafflawyer.com