Dường như cụm từ viết tắt này đã không còn xa lạ gì trong các lĩnh vực kinh doanh, tài chính. Chúng ta đã nghe, gặp nhiều lần trong những tập tài liệu, bài báo, bài viết và sẽ còn gặp mặt xử lý chỉ số này nhiều lần sau đó nữa. Bởi vì chỉ số ROE là một phân tích quan trọng trong tài chính, kinh doanh.
ROE LÀ GÌ?
ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity, có nghĩa là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn.
Chỉ số ROE được sử dụng nhằm phản ánh một đồng đầu tư của vốn chủ sỡ hữu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Từ đó giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ sinh lời của khoản đầu tư, các dự án hay so sánh mức sinh lời giữa các doanh nghiệp khác nhau.
CÁCH TÍNH ROE?
Ta có cách tính chỉ số ROE là:
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận thực tế sau khi đã trừ các khoản chi phí hoạt động đã trừ ra khỏi lợi nhuận gộp
- Vốn chủ sỡ hữu bình quân: là bình quân vốn chủ sỡ hữu đầu kỳ và cuối kỳ
VÍ DỤ MINH HỌA
Dựa vào Báo cáo tài chính năm 2020 của Công ty Vinamilk, ta tinh chỉ số ROE như sau:
Bước 1: Xác định Lợi nhuận sau thuế
Từ dữ liệu trên, ta xác định được Lợi nhuận sau thuế cuối năm 2020 là 10.728.728.148.728
Bước 2: Xác định Vốn chủ sỡ hữu bình quân
Ta có: Vốn chủ sỡ hữu đầu năm 2020 là: 26.544.331.214.494
Vốn chủ sỡ hữu cuối năm 2020 là: 30.105.364.619.350
VCSH bình quân 28.324.847.916.922
Bước 3: Tính chỉ số ROE
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sỡ hữu bình quân) x 100%
= ( 10.728.728.148.728 / 28.324.847.916.922 ) x 100%
= 37.88%
Vậy với 1 đồng vốn chủ sỡ hữu bỏ ra thì thu về gần khoảng 0.4 đồng lợi nhuận
Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ROE
- Chỉ số ROE phản ánh mức sinh lời của vốn đầu tư, do đó chúng ta có thể biết tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
- Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.
- Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn. Cụ thể, chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
- Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%.
- Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
- Lấy ví dụ công ty Vinamilk, ta có chỉ số ROE năm 2020 là 37.88%, là khá cao so với trung bình ngành Thực phẩm là 16.4%
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ROE TRONG THỰC TẾ
Về cơ bản, bạn có thể ứng dụng chỉ số ROE để hiểu rõ rất nhiều vấn đề bên trong doanh nghiệp.
- Sử dụng chỉ số ROE để lựa chọn doanh nghiệp thông qua đánh giá tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của công ty:
Trong đó:
g: là tốc độ tăng trưởng của công ty (%).
ROE: là tỷ lệ giữa lợi nhuận của công ty trên vốn chủ sở hữu bình quân.
Tỷ lệ tái đầu tư (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Ví dụ:
Công ty X có ROE =15% . Tỷ lệ chia trả cổ tức đều hằng năm 30% trên tổng lợi nhuận.
Nói một cách khác công ty X dành 70% lợi nhuận để mang đi tái đầu tư:
g = 15% x (1-30%) = 10,5%.
Công ty Y có ROE = 15%. Tỷ lệ chia trả cổ tức hằng năm 10% trên tổng lợi nhuận.
Và như công ty X thì công ty Y dành 90% lợi nhuận để mang đi tái đầu tư:
g = 15% x (1-10%) = 13,5%.
Ở đây bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau :
Bạn nên cẩn thận trong việc giả định về Retention Ratio và ROE trong dài hạn.
So sánh giữa 2 công ty có thể giúp bạn nhận ra doanh nghiệp nào đang hấp dẫn trong việc đầu tư hơn.
So sánh trên giữa 2 cổ phiếu cho thấy cổ phiếu X hấp dẫn hơn cổ phiếu Y trong dài hạn do có tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Hãy chú ý đến việc cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, hãy cân nhắc cổ phiếu Y khi chấp nhận hi sinh tốc độ tăng trưởng.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất tương đối và bổ sung góc nhìn từ chỉ số ROE, bạn nên kết hợp thêm những chỉ số khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác hơn.
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO RA GIÁ TRỊ CHO CỔ ĐÔNG
Giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể so sánh ROE với WACC ( Chi phí sử dụng vốn bình quân )
Khi tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông ( ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kì vọng.
Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không xem xét chắc chắn, bạn đang là người bị thiệt khi đầu tư vào doanh nghiệp này.
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ động ( ROE < Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.
NHẬN DIỆN DOANH NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG CAO
Các doanh nghiệp đứng đầu nghành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến gía vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.
Hơn thế nữa, những doanh nghiệp ở hữu thương hiệu mạnh sẽ quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác.
Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.
Ví dụ: Công ty Cổ Phần Công Viên Nước Đầm Sen (DSN)
Công Viên Nước Đầm Sen đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta, nằm trong quần thể dịch vụ vui chơi giải trí lớn và hiện đại nhất cả nứơc với hiện tích hơn 50ha.
Công viên có 31 loại thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại, hàng năm thu hút hơn 1 triệu lượt khách đến tham quan.
Công Viên Nước Đầm Sen là 1 trong những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam với vị trí xếp hạng 11/50 (TOP50) thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (năm 2008). Giải thưởng ” Thương hiệu hàng đầu Việt Nam ” “Top Brands 2014″ và ” Doanh nghiệp chất lượng “-Qmix 100:2014 doa Global Trade Alliance tổ chức bình chọn…..
DSN có ROE ~ 40% rất cao so với trung bình ngành Du lịch và giải trí là 6,93%
Trong đầu tư, chúng ta phải xác định doanh nghiệp có tồn tại lợi thế cạnh tranh bền vững hay không là yếu tố rất quan trọng. Phần lớn quyết định đến sự thành công trong khoản đầu tư của bạn.
Tuy nhiên theo cách tính thông thuờng vẫn chưa phản ánh đúng với giá trị và tình hình hiện tại của doanh nghiệp, do chỉ tiêu lợi nhuận và vốn chủ sở hữu có thể bị tác động.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ROE
Thực ra, mỗi chỉ số tài chính sẽ có những ý nghĩa riêng và ưu và khuyết điểm riêng, ROE cũng vậy. Đây không phải một chỉ số toàn năng, do đó khi sử dụng ROE chúng ta phải lưu ý một số vấn đề sau:
ROE Bị Ảnh Hưởng Bởi Các Khoản Lợi Nhuận Bất Thường
Không phải là nguồn thu cố định, những khoản thu bất thường làm ROE biến động và có thể gây bối rối đối với một số nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là đặc thù của một số ngành nghề, ví dụ: bất động sản.
Lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phụ thuộc lớn vào tiến trình hoàn thiện, bàn giao dự án.
Trong khi đó, có những giai đoạn dự án bàn giao liên tục, lợi nhuận tăng vọt, lại có những giai đoạn toàn bộ dự án đang triển khai, không ghi nhận lợi nhuận. Do đó, cần xác định kỹ ngành nghề định đầu tư để nhận định về ROE phù hợp.
ROE THAY ĐỔI DO DOANH NGHIỆP MUA LẠI CỔ PHIẾU QUỸ
- Một số trường hợp doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, lợi nhuận không đổi làm ROE tăng. Trong tình huống này, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không thay đổi, tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào ROE có xu hướng tăng, ta lại bị chỉ số này “đánh lừa”.
- Có thể nói, việc mua lại cổ phiếu quỹ đã làm “bóp méo” thực trạng ROE của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng kỹ thuật này để tăng thêm độ hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường.
- Như vậy, ROE không phải là một chỉ số toàn năng, chúng ta cũng không thể chỉ dựa vào ROE để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Cần kết hợp ROE và các chỉ số tài chính khác như ROA, EPS,… để đánh giá toàn diện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những thông tin trên đã giúp chúng ta hiểu được ROE là gì, cách tính toán ROE, ý nghĩa và ứng dụng ROE trong các ngành nghề khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác và thu được lợi nhuận mong muốn.
Chủ đề liên quan: ROA
Tài liệu tham khảo: govalue.vn; suthatchungkhoan.com