Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Số vòng quay các khoản phải thu là gì? Ý nghĩa và cách tính Accounts receivable turnover ratio

FacebookTwitterEmail

Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động được hiểu là một tập hợp các chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu. Nhóm chỉ số này gồm:

Qua bài viết này, Webketoan sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Số vòng quay các khoản phải thu – Accounts receivable turnover ratio.

Xem thêm: Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng trong phân tích Tài chính doanh nghiệp

Số vòng quay các khoản phải thu là gì?

Số vòng quay các khoản phải thu tiếng Anh là Accounts receivable turnover ratio.

Là một trong những chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp trong hoạt động thu hồi công nợ từ khách hàng. Chỉ số này đo lường số lần các khoản phải thu của một công ty được chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc tính số vòng quay nợ phải thu có thể được thực hiện theo tháng, quý hoặc theo năm để đưa ra các đánh giá kịp thời về tình hình thu hồi công nợ khách hàng.

Cách tính Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu

Trong đó:

Doanh số tín dụng ròng = Doanh số bán hàng tín dụng – Doanh thu bán hàng trả lại – Phụ cấp bán hàng

Các khoản phải thu bình quân là tổng các khoản phải thu bắt đầu và kết thúc trong một khoảng thời gian (chẳng hạn như hàng tháng hoặc hàng quý), chia cho 2

Ý nghĩa của Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu càng cao, số lần các khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt càng cao, đồng nghĩa với thời gian trung bình thu hồi một khoản công nợ càng ngắn. Điều này chứng tỏ doanh khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp hiệu quả, chính sách bán hàng hợp lý.

Số vòng quay khoản phải thu càng thấp nghĩa là trong kỳ đánh giá, số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt là rất thấp, tốc độ thu hồi khoản công nợ khách hàng chậm, dòng tiền chưa được tận dụng tối ưu. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần thận trọng xem xét tình trạng nợ xấu, cân nhắc việc sửa đổi chính sách bán hàng, khả năng kiểm soát dòng tiền.

Ví dụ minh họa

Tại ngày 31/12/2022, công ty TNHH A có số dư phải thu khách hàng trên bảng cân đối kế toán là 100 triệu đồng. Tổng doanh thu của năm tài chính 2022 là 600 triệu đồng, trong đó, doanh thu bán hàng đã thu tiền là 150 triệu đồng. Biết rằng, bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 của công ty cho biết số dư phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2021 là 80 triệu đồng.

Xác định vòng quay khoản phải thu trong năm 2021.

Ta tính được:

Doanh thu bán chịu ròng trong năm 2022: 600 – 150 = 450 triệu đồng

Giá trị trung bình khoản phải thu năm 2022: (100 + 80)/2 = 90 triệu đồng

Hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty A trong năm 2022: = 450/90 = 5 lần

Chỉ số vòng quay khoản phải thu ở mức bao nhiêu là tốt?

Câu hỏi này không có một đáp án duy nhất. Với mỗi lĩnh vực ngành nghề, ở từng mức quy mô doanh nghiệp, mức chỉ số an toàn hoặc mức chỉ số tối ưu có thể khác nhau. Doanh nghiệp nên so sánh chỉ số vòng quay khoản phải thu với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô kinh doanh, phân tích chỉ số này qua các giai đoạn thời gian, từ đó cân nhắc để điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp.

Hạn chế của vòng quay khoản phải thu

Tương tự như các tỷ số đo lường khác, Vòng quay khoản phải thu cũng có những mặt hạn chế cần được các nhà đầu tư xem xét kỹ càng.

Có trường hợp một số doanh nghiệp sử dụng tổng doanh thu thay cho doanh thu thuần trong công thức tính Số vòng quay khoản phải thu. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ Vòng quay khoản phải thu, có thể khiến các đánh giá thiếu khách quan.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến tỷ số thanh toán nhanh. Hy vọng qua bài viết, Webketoan đã giải đáp được  thắc mắc của bạn đọc.

Nguồn tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp UEH, investopedia.com

Exit mobile version