Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

SPAC là gì? Lợi thế khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC

SPAC hiện đang là một trong những thuật ngữ phổ biến, được đẩy lên cao do mức độ biến động thị trường kể từ bối cảnh đại dịch Covid-19. Đây là một trong những phương thức gây quỹ bùng nổ và thay thế cho phương thức IPO truyền thống. Vậy định nghĩa chính xác của SPAC là gì? Những lợi thế khi niêm yết cổ phiếu thông qua SPAC như thế nào? Hãy cùng Webketoan tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

SPAC là gì?

SPAC (viết tắt của Special Purpose Acquisition Companies) là một công ty được lập ra với mục đích mua lại hoặc hợp nhất với một công ty khác nhằm đưa công ty đó lên sàn giao dịch chứng khoán. 

Hiểu theo cách khác, SPAC chính là hình thức IPO cửa sau (Backdoor Listing), do các nhà đầu tư có kinh nghiệm tạo lập và nắm giữ quyền kiểm soát công ty. Sau khi có vốn, SPAC sẽ tìm kiếm và thực hiện các giao dịch mua lại hoặc hợp nhất cùng một công ty khác với mục đích chính là đưa công ty đó niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thông qua việc làm này, SPAC có thể thu lợi từ việc bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư khác. Đây đang được xem là một trong những xu hướng đầu tư mới trên thị trường chứng khoán quốc tế hiện nay.

Tính chất của SPAC

SPAC là một giải pháp vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian so với IPO truyền thống. Thông thường, một giao dịch SPAC sẽ chỉ kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Trong khi đó, giao dịch IPO lại tốn từ 12 đến 18 tháng cho mỗi doanh nghiệp. 

Khi tiếp thị SPAC, doanh nghiệp cũng không cần tổ chức roadshow để quảng bá cho các nhà đầu tư. Điều này giúp chi phí đầu tư được tiết kiệm đáng kể.

Ngoài ra, giá IPO sẽ phải tuân theo thị trường và từng thời điểm. Trong khi đó, SPAC lại có thể đàm phán giá trước khi hoàn thành giao dịch. Đây chính là điểm mạnh cho doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch SPAC.

Tính chất cuối cùng trong SPAC chính là các nhà bảo trợ thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Do đó, họ sẽ có thể tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề quản lý, đồng thời cũng có thể giữ một vị trí trong hội đồng quản trị nhằm hỗ trợ công ty có một hướng đi đúng đắn.

Ưu nhược điểm của niêm yết cổ phiếu thông qua sáp nhập SPAC

Ưu điểm

Các công ty có kế hoạch niêm yết công khai hoặc đã niêm yết công khai có thể hưởng lợi từ nhiều ưu điểm của SPAC, cụ thể: 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, SPAC cũng có một số nhược điểm và rủi ro nên được cân nhắc như sau: 

Quy trình thông thường của một thương vụ SPAC

Quá trình của một thương vụ SPAC bao gồm 4 bước, thông thường sẽ diễn ra như sau:

 

Ngoài ra, nếu hết thời hạn mà các cổ đông không đạt được thỏa thuận, cũng như không tìm được công ty SPAC để duyệt hợp nhất, thì số tiền gọi vốn được cho công ty vỏ sẽ được trả lại cho nhà đầu tư.

 

Bên cạnh đó, khi đầu tư vào công ty vỏ, nhà đầu tư hoàn toàn có thể không biết được việc liệu mình sẽ đầu tư vào cái gì. Do đó, hình thức này còn gọi là đầu tư vào một “Hồ bơi mù”.

SPAC đã trở thành xu hướng nổi bật trong thị trường chứng khoán những năm gần đây, nhưng liệu SPAC có thể duy trì được sự hấp dẫn của mình trong tương lai hay không vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Bài viết trên là toàn bộ những thông tin cơ bản về SPAC là gì? Thông qua đó, Webketoan hy vọng có thể mang đến cho bạn cái nhìn đa chiều về các thương vụ SPAC. Và đừng quên theo dõi thêm nhiều thông tin tài chính bổ ích khác cùng chúng tôi!

Tham khảo: dnse.com, luatduonggia.vn, investopedia.com

Xem thêm các bài viết khác về Kế toán quản trị & Tài chính DN: Tại đây

Exit mobile version