Căn cứ:
– Điều 30, Điều 31, Nghị định 129/2004/NĐ-CP
Theo đó:
Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm:
– Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của đơn vị kế toán, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC được lưu trữ 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu của kế toán của Phòng kế toán.
– Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập BCTC.
Tài liệu kế toán lưu trữ tối thiểu 10 năm gồm:
– Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập BCTC, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.
– Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý tài sản cố định.
– Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
– Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sác nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán.
– Tài liệu kế toán khác của đơn vị kế toán sử dụng trong một số trường hợp mà pháp luật quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.
– Tài liệu, hồ sơ kiểm toán BCTC của các tổ chức kiểm toán độc lập.
Hết thời hạn lưu trữ, doanh nghiệp có thể tiêu hủy chứng từ kế toán theo quy định tại điều Điều 35, Điều 36, Nghị định 129/2004/NĐ-CP.
Những quy định trên sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2016
Thay thế vào đó là quy định tại Điều 41, Luật kế toán 2015, có hiệu lực 01/01/2017
Tham khảo thêm:
– Công văn 6156/CT-TTHT, ngày 30/06/2016 của Cục thuế TP.HCM
– Công văn 266/CT-TT&HTNNT, ngày 29/04/2016 của Cục thuế Tỉnh Vĩnh Long