Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH – Người đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng, nếu có nguyện vọng có thể tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng lương hưu.

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Thursday 07/04/2016 - 6310 lượt xem.

Ngày 18/02/2016 Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội vừa ban hành thông tư chi tiết 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện điều 76 của Luật BHXH và một số điều của Nghị định số 134/CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm tự nguyện:
– Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố
+ Người lao động giúp việc gia đình
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đón để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Theo khoản 2, điều 9, nghị định 134/2015/NĐ-CP thì thời gian thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện cho đến khi thời gian còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
+ Người tham gia khác.
Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trích: Điều 2, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH

Phương thức đóng và thời điểm đóng:
– Đóng hằng tháng (thời điểm đóng là trong tháng )
– Đóng 03 tháng một lần( thời điểm đóng là trong 3 tháng )
– Đóng 06 tháng một lần( thời điểm đóng là trong 4 tháng đầu)
– Đóng 12 tháng một lần (thời điểm đóng là trong 7 tháng đầu)
– Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần
– Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu
Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
Trích: Khoản 1, điều 9, khoản 1 khoản 2 điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Điều 8, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH
Mức đóng:
– Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
– Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
– Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Trích: Khoản 1,2,3,4 Điều 10, Nghị định 134/2015/NĐ-CP; Điều 9 Thông Tư 01/2016/TT-BLĐTBXH