Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Thông tư 202/2014/TT-BTC về báo cáo tài chính hợp nhất

Giới thiệu Thông tư 202/2014/TT-BTC

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn lập và trình bày BCTC hợp nhất, thay thế Thông tư 161/2007/TT-BTC. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 202/2014/TT-BTC:

Một số điểm mới của Thông tư 202/2014/TT-BTC

  1. Bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc lập BCTC hợp nhất như: Ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý (FV) và giá trị ghi sổ (NBV) trong tài sản thuần của công ty con; Ghi nhận thuế hoãn lại từ hợp nhất kinh doanh; Xử lý lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ theo CMKTQT; …;
  2. Lợi ích cổ đông không kiểm soát: Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát theo 2 phương pháp (bổ sung một phương pháp mới);
  3. Bổ sung một mục riêng để xử lý cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát và quỹ khen thưởng phúc lợi (mới hoàn toàn);
  4. Loại trừ các giao dịch nội bộ: Bổ sung một số giao dịch mới như góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ; Xử lý cổ tức bằng cổ phiếu theo Nghị định 71/CP; Sửa đổi phương pháp hợp nhất đối với các khoản cho vay trong nội bộ…;
  5. Bổ sung Một chương riêng hoàn toàn mới để xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp trên BCTCHN;
  6. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để giải quyết việc tái cấu trúc tập đoàn, gồm 3 nội dung: Thoái đầu tư; Công ty con phát hành cổ phiếu riêng lẻ; Hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung (tập đoàn ngang chuyển thành tập đoàn dọc và ngược lại).
  7. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để xử lý hợp nhất cho tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo (tập đoàn dọc);
  8. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn hướng dẫn Báo cáo lưu chuyển tệ hợp nhất;
  9. Bổ sung một chương riêng về phương pháp vốn chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; …

Webketoan có đưa văn bản Thông tư 202/2014/TT-BTC trong thư viện. Quý độc giả có quan tâm xin mời download về xem chi tiết.

Exit mobile version