Thu thuế và đồng thời thu tiền đóng BHXH bắt buộc liệu có khả quan?

Đăng bởi: Nguyễn Hải Tâm - Friday 24/11/2017 - 7718 lượt xem.

Theo dự thảo “Tờ trình xây dựng Luật Quản lý Thuế (sửa đổi)“, trong đó đề xuất 2 giải pháp:

– Giải pháp 1: Giữ như hiện hành nhưng cơ quan thuế và cơ quan BHXH thực hiện phối hợp quản lý và thu BHXH theo quy chế phối hợp đã ký giữa Tổng cục Thuế và BHXH Việt Nam.

– Giải pháp 2: Cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ thu các khoản bảo hiểm mang tính chất bắt buộc đối với đơn vị sử dụng lao động.

Phù hợp thực tế hay làm doanh nghiệp khó khăn thêm?

Mục tiêu đề xuất này, theo Bộ Tài chính là nhằm:

– Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và đóng BHXH; cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính như đơn vị sử dụng lao chỉ khai và nộp thuế và BHXH tại một cơ quan thay vì hai cơ quan như trước đây;

– Rút ngắn nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho đơn vị sử dụng lao động như giảm thời gian kê khai thuế và BHXH. Trước đây, một đơn vị sử dụng lao động phải mất thời gian kê khai thuế cho cơ quan thuế và BHXH cho cơ quan BHXH thì nay, đơn vị sử dụng lao động chỉ cần khai thuế và BHXH trên cùng một tờ khai và nộp cho cơ quan thuế;

– Cải thiện môi trường kinh doanh; giảm thiểu việc thanh tra kiểm tra việc khai và nộp thuế và BXHH của đơn vị sử dụng lao động; Minh bạch hoá thủ tục hành chính và tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp;

– Nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH.

Xung quan vấn đề này, ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN – cũng khẳng định: “Lâu nay DN luôn có 2 sổ lương; một sổ lương DN kê khai đóng BHXH với tiền rất thấp, chủ yếu tương đương mức lương tối thiểu vùng. Một sổ lương khác DN thực trả cho NLĐ cao hơn rất nhiều, thông qua nhiều loại phụ cấp, hỗ trợ khác nhau.

Do đó, chúng ta phải tiến tới liên thông kết nối thông tin thu thuế và BHXH, để thu BHXH theo tiền lương DN kê khai thuế. Khi đó, DN quyết toán chi phí lao động bao nhiêu sẽ phải đóng BHXH bấy nhiêu, sẽ không còn chuyện 2 sổ lương nữa”.

Không nên hợp nhất

                                     Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chỉ rõ: “Đối tượng của cơ quan thuế và BHXH khác nhau. Cơ quan thuế theo dõi đầu mối DN. Còn cơ quan BHXH theo dõi đến từng cá nhân NLĐ, suốt cả cuộc đời cho đến khi chi trả lương hưu và đến lúc chết thì chi trả tiền tuất”.

Cũng theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh, thu thuế chỉ có một quy trình; trong khi thu BHXH có từ 8-9 quy trình như tư vấn, hướng dẫn, lập danh sách, xét duyệt, thẩm định và chi trả chế độ. Như vậy, không thể nào chuyển toàn bộ nhiệm vụ này sang cơ quan thuế thu được. “Cải cách là rất tốt, nhưng phải thận trọng, tránh để đưa vào Luật rồi khó thực hiện, lại phải sửa…” – Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh khẳng định.

Như vậy, xét về quan điểm cá nhân nếu như dự thảo 1 trong 2 phương án trên đều có thể gây khó khăn cho DN đặc biệt cho DN nhỏ và vừa, nếu đóng đúng theo “thực tế và đặc biệt năm 2018 lại có thêm nhiều cải cách về BHXH như hợp đồng lao động 1 tháng cũng phải đóng bảo hiểm bắt buộc và đóng bảo hiểm thêm trên các khoản bổ sung khác.

Bài viết có tham khảo bài ” Đối tượng của cơ quan thuế và BHXH khác nhau”  trên Báo lao động và văn bản dự thảo tải trên trang chinhphu.vn