CHUYÊN ĐỀ VII : HOẠCH ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ
BÀI 2 : THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
📌 Việc “Xác định người được hưởng Di sản thừa kế và người quản lý Di sản” theo đúng qui định pháp luật để Tài sản được chuyển đến người thừa kế là rất quan trọng.
Có 2 trường hợp
* Thừa kế theo di chúc : chuyển TS sang người thừa kế theo ý chí & nguyện vọng của người lập di chúc khi còn sống. Người thừa kế có thể là cá nhân hay pháp nhân, bao gồm những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc
* Thừa kế theo pháp luật : thừa kế theo hàng thừa kế và theo điều kiện, trình tự qui định
❓Tài sản của tôi, tôi muốn để ai nhận thừa kế thì tuỳ tôi. Có đúng không ?
➡️ ĐÚNG. Người lập di chúc có thể để lại Tài sản cho bất cứ ai, là cá nhân hay tổ chức.
❓Tài sản của tôi, tôi không để lại cho ai là quyền của tôi. Có đúng không ?
➡️ ĐÚNG. Cha mẹ có quyền không để lại Tài sản cho con đã thành niên.
➡️ SAI.
– Con không được truất quyền thừa kế của cha mẹ, thể hiện tính nhân văn.
– Vợ không được truất quyền thừa kế của chồng và ngược lại, ghi nhận quyền và nghĩa vụ hợp pháp của vợ / chồng trong hôn nhân.
– Cha mẹ không thể truất quyền thừa kế của con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động.
Như vậy, trong thực tế sẽ có tình huống Di chúc không hợp pháp. Lúc này sẽ thực thi Thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc sẽ được hưởng 2/3 suất của người thừa kế theo pháp luật. Qui định này không áp dụng đối với người từ chối nhận Di sản thừa kế hoặc là những người không có quyền hưởng Di sản.
✅ THỪA KẾ THEO DI CHÚC được thực thi khi :
– Di chúc hợp pháp hoặc 1 phần di chúc hợp pháp
– Người được thừa kế đủ điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc
✅ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT trong các tình huống sau :
– Không có di chúc
– Di chúc ko hợp pháp
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc, không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
– Những người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản
Tài sản sẽ được phân chia theo Hàng thừa kế :
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
📚 TÌNH HUỐNG 1 : KH tìm đến FIDT nhờ tư vấn về thừa kế. Chồng cô đã mất cách đây 2 năm, có di chúc để lại Tài sản cho vợ con. Hiện giờ cô muốn bán nhà nhưng phòng công chứng yêu cầu anh em chồng đồng ý cho bán nhà, do có liên quan thừa kế.
Sau khi được tư vấn cô đã nắm tình huống : Di sản thừa kế do chồng cô để lại, được phân chia cho những người thuộc Hàng thừa kế thứ 1, gồm : mẹ chồng, vợ con. Khi mẹ chồng mất đi mà không để lại di chúc, di sản thừa kế, bao gồm phần tài sản từ chồng cô, được chia cho các con của mẹ chồng. Do vậy gia đình cô cần hoàn thành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của chồng cô, mẹ chồng cô. Những người thừa kế có liên quan phải ký Hợp đồng mua bán nhà tại VP công chứng.
📚 TÌNH HUỐNG 2 : Ba của KH đã mất. Gia đình có mẹ, các anh chị em ruột. Bà nội vẫn còn.
FIDT đã tư vấn KH nhờ bà nội làm văn bản từ chối nhận thừa kế từ ba, có công chứng. Như vậy, gia đình KH sẽ tuỳ nghi nhận di sản thừa kế từ ba. Di sản thừa kế không bị “chảy” về các anh chị em của ba
Nguồn : Trần Thị Mai Hân – Chuyên gia Hoạch định Tài chính Cá nhân, Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Gia sản FIDT
Biên tập : Trần Thị Mai Hân ( Hana Tran )
Tổng quan về Hoạch định Di sản thừa kế – Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế