Webketoan – Trang tin Tài chính – Kế toán – Thuế

Triết học trong công việc kế toán

Chỉ cần nắm bắt quy tắc này, đảm bảo các bạn sẽ trở thành kế toán giỏi mà không nhất định phải đi học ở đâu cả, ai không tin thì đọc tiếp, vì chính Khổng Minh là người trải nghiệm, kiểm chứng và xác nhận tính chính xác của nó trong mọi thứ mình làm, cụ thể là cái câu này:

“Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất ” – là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lênin

Thực tế thì đôi khi triết lý mà liên hệ vào thực tế là hơi khó, cụ thể nó diễn biến, thể hiện ra ngoài thế nào nếu không mô tả thì khó ai hình dung, vậy để Khổng Minh kể các bạn nghe câu chuyện của mình, rồi các bạn tự nghiệm ra quy luật đó có đúng không nhé, rồi về áp vào công việc thực tế, tự mình nhận ra giá trị của nó.

+ Luôn luôn sắp xếp chứng từ trước khi làm việc, sắp càng nhiều càng tốt, sắp cho tới khi không còn một tờ giấy nào rơi rớt bên ngoài luồng mà bản thân mình không hiểu về bản chất của chứng từ đó: việc sắp xếp chứng từ nhiều bạn cho rằng đó là công việc tay chân, xếp lúc nào chả được, tiện thì vứt vào cái túi cho nó đỡ bị mất sau xếp lại cũng được, mình làm việc quan trong hơn cái đã, hạch toán, lên báo cáo …

=> Thực tế là: Chỉ nhờ việc sắp xếp chuẩn chỉ đâu đó, từng chứng từ này móc nối chứng từ kia, từ một người mới ra trường chưa hiểu thế nào là chứng từ ngân hàng, chưa biết mặt chứng từ ra làm sao, chỉ sau đúng một buổi chiều sắp xếp mà Khổng Minh gần như nắm bắt được hết quy luật luân chuyển chứng từ. Mà các bạn nên nhớ, chứng từ là thể hiện hoá bằng văn bản các quy định và quy trình quản lý => chỉ cần sắp xếp, sắp xếp thật nhiều, nghĩa là các bạn đã nắm trong tay mình một quy trình quản lý bằng văn bản.

Sắp xếp chứng từ thật nhiều là đã nắm trong tay một quy trình quản lý bằng văn bản

 

+ Nhập dữ liệu càng nhiều càng tốt (nhập thô thôi nhé, hoàn toàn chưa liên quan tới khâu xử lý, tính toán, tổng hợp, báo cáo gì hết nhé, là thuần nhập dữ liệu …) : Ờ, đây lại là một việc lao động tay chân nữa. Nếu bạn nào khởi nghiệp mà nghĩ thế thì đó là một sai lầm quá lớn, 10 năm sau chắc chắn bạn sẽ là một người dậm chân tại chỗ, còn những người chăm chỉ nhập miệt mài dữ liệu những năm đầu sự nghiệp chắc chắn là những người có bước tiến xa không ngờ chỉ sau thời gian ngắn gặp lại. Đó chính là phát huy tác dụng của việc khi họ nhập một khối dữ liệu đủ lớn, việc đó sẽ làm thay đổi tư duy của họ, tư duy đó không còn là nhập liệu nữa, mà khi nhập càng nhiều dữ liệu, khối lượng càng lớn, thì yêu cầu quản trị càng cao, nhiều tình huống phát sinh, rủi ro sai sót càng tỷ lệ thuận, vậy với khối dữ liệu lớn buộc họ họ sẽ tìm ra cho mình những giải pháp nhập sao cho NHANH + ĐÚNG + KHOA HỌC. Mà các bạn cũng nên nhớ, nhập dữ liệu chính là khâu tập hợp mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một đơn vị, vậy không phải là khâu mấu chốt nắm giữ mọi giá trị quản trị trong đó còn gì nữa. Chỉ cần nhập, nhập và nhập một ngày bạn có đủ mọi kỹ năng cần thiết của một người thông hiểu cả hệ thống, mà ko cần nhất định phải có người kèm cặp, dậy bảo gì hết.

Nhập dữ liệu chính là khâu mấu chốt nắm giữ mọi giá trị quản trị

Câu nói thường áp dụng của Khổng Minh thường hay nói với mọi người là “nhập 10, 20, 100 chứng từ thì chưa thay đổi điều gì. Nhưng nếu nhập 10.000 chứng từ thì đảm bảo đủ lượng để làm thay đổi kỹ năng của bạn đã tiến xa hơn các bạn khác nhiều rồi đó.

Học cách nào cũng là học, nước trong nước ngoài, thạc sĩ tiến sĩ, hay học từ thực tế cuối cùng chốt hạ lại một câu đơn giản, con người mình có đáp ứng được yêu cầu và các biến động của cuộc sống không? Đó mới là quan trọng. Vậy cách đơn giản nhất là để con người mình vận hành theo đúng quy luật của tự nhiên ^^

Đến đây có bạn kế toán nào còn mơ hồ chưa biết cách nào làm nghề cho vững, thì đã xây dựng cho mình một giải pháp học mới chưa?

Nguồn: Khổng Minh – Ban điều hành webketoanfacebook.

 

Exit mobile version