Ước tính đồng thuận (Consensus Estimate) là gì?

Đăng bởi: Chinh Nguyễn - Monday 03/07/2023 - 943 lượt xem.

“Ước tính đồng thuận” là một dự báo thu nhập dự kiến có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định, đặc biệt là trong các dự án lớn có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Vậy khái niệm chính xác của “ước tính đồng thuận” là gì và thuật ngữ này có ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định đầu tư? Hãy cùng Webketoan tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết sau đây.

Ước tính đồng thuận là gì?

Ước tính đồng thuận (Consensus Estimate) là thuật ngữ chỉ dự báo về thu nhập dự kiến ​​của một công ty đại chúng. Sự đồng thuận thường được phản ánh qua những con số thể hiện các hoạt động mà công ty thực hiện, được đánh giá bằng dữ liệu hoặc hiệu suất thực tế. Các số liệu được tính toán dựa trên đánh giá toàn diện của các chuyên gia phân tích. Những số liệu này thường sẽ chuẩn bị theo quý, năm tài chính hiện tại và năm tài chính tương lai. Dựa trên các ước tính kết hợp từ tất cả các nhà phân tích vốn chủ sở hữu, bao gồm cả cổ phiếu.

Thông thường, chúng ta hay nghe các bình luận tài chính nói về các chỉ số tài chính của một công ty “vượt qua kỳ vọng” hoặc “dưới mức kỳ vọng”. Những “kỳ vọng” này chính là ước tính đồng thuận. Và kỳ vọng chỉ được thể hiện chính xác khi công ty có các hoạt động đột phá, mang đến những giá trị thu nhập mới. Vì vậy, các nhà phân tích luôn cố gắng ước tính những thành tựu trong tương lai của công ty dựa trên dự báo, mô hình, tâm lý thị trường và nghiên cứu.

Ước tính đồng thuận ảnh hưởng gì đến quyết định đầu tư?

Hằng quý, các doanh nghiệp hoặc công ty sẽ công bố báo cáo tài chính với mục đích giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh. Ước tính đồng thuận cũng là một trong những chỉ số có sức ảnh hưởng đến các quyết định. 

Việc đưa ra ước tính đồng thuận giúp cho các bên liên quan hiểu rõ từng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư như chi phí, rủi ro, lợi nhuận và thời gian hoàn vốn. Từ đó, các nhà đầu tư có thể so sánh và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp nhất với tiêu chí của mình. 

Nói một cách dễ hiểu, trong thời gian ngắn hạn, nếu thu nhập của một công ty thấp hơn ước tính đồng thuận, thì đó thường không phải là mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh và các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu hoặc tiếp tục đầu tư để giúp công ty củng cố tài chính. Tuy nhiên, về lâu dài, thu nhập của một công ty không đạt được ước tính đồng thuận nghĩa là lúc này các nhà đầu tư cần phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư hoặc tiếp tục đầu tư vào công ty.

Có thể nói rằng ước tính đồng thuận ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư và sẽ giúp công ty đảm bảo được sự thành công của dự án trong tương lai.

Ước tính đồng thuận (Consensus Estimate)

Lưu ý khi sử dụng ước tính đồng thuận

Chưa được phản ánh khách quan, chính xác

Trên thực tế, việc đánh giá doanh nghiệp chỉ đang dựa trên báo cáo tài chính và có thể không chính xác cũng như không đầy đủ về mọi mặt do số liệu có thể không được tổng hợp đầy đủ. Ngoài ra, nhiều công ty cũng thường phát sinh các hoạt động nội bộ khác để tạo doanh thu mà các nhà phân tích không thể nắm bắt được.

Hơn thế nữa, ước tính đồng thuận đôi khi cũng bị thao túng bởi các nhân viên công ty hoặc cơ quan quản lý. Điều này làm ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận kỳ vọng, dẫn đến sự chênh lệch so với phân tích và đánh giá của các nhà đầu tư khi lựa chọn công ty đầu tư.

Thổi phồng ước tính đồng thuận cũng là hành động có thể dẫn đến những con số không chính xác và những dự đoán sai lầm về tiềm năng kinh doanh, khiến các nhà đầu tư chọn sai doanh nghiệp để đầu tư. Điều này sẽ mang lại hậu quả rất khó lường trước.

Sử dụng cùng với Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF)

Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) là một phương pháp định giá tài sản dựa trên giá trị hiện tại của các dòng tiền tiềm năng mà tài sản có thể tạo ra. Khi kết hợp với ước tính đồng thuận, mô hình DCF có thể trở nên mạnh mẽ hơn để đưa ra quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.

Cụ thể, ước tính đồng thuận được sử dụng để đưa ra dự báo có cơ hội hoàn thành dự án với chi phí, lợi nhuận, và thời gian hoàn vốn như thế nào. Khi có thông tin ước tính đồng thuận, cơ sở dữ liệu này có thể được thêm vào mô hình DCF để đưa ra một kết quả định giá tài sản chính xác và minh bạch hơn. 

Ví dụ, nếu kết quả tính toán được theo phương pháp DCF lớn hơn giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường, nhà phân tích có thể kết luận rằng giá trị của cổ phiếu sẽ cao hơn so với ước tính đồng thuận. Ngược lại, nếu kết quả tính theo phương pháp DCF thấp hơn giá cổ phiếu trên thị trường, tức là cổ phiếu có thể đang được định giá thấp hơn so với ước tính đồng thuận.

Tuy nhiên, ước tính đồng thuận và mô hình DCF chỉ là các công cụ hỗ trợ trong quyết định đầu tư. Việc đánh giá thông tin đầu vào và đưa ra một quyết định đầu tư hợp lý còn cần phụ thuộc vào các phương pháp định giá khác cũng như khả năng phân tích và đánh giá của các nhà đầu tư.

Từ những thông tin được trình bày thông qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của ước tính đồng thuận trong việc đưa ra quyết định đầu tư và quá trình đánh giá các dự án đầu tư như thế nào. Webketoan hy vọng có thể gửi đến cho bạn những thông tin kế toán, tài chính hữu ích nhất và giúp bạn có được cái nhìn hiệu quả hơn trong kinh doanh.